13/07/2021 15:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giải pháp tâm lý giúp cơ thể chống lại COVID-19

D.K.THOA
D.K.THOA

TTO - Hạn chế đọc tin tiêu cực, tập thể dục tại nhà, nghe nhạc, đọc truyện hài... sẽ giúp vượt qua những căng thẳng tâm lý và tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể để chống lại virus SARS-CoV-2.

Giải pháp tâm lý giúp cơ thể chống lại COVID-19 - Ảnh 1.

Tập yoga tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội - Ảnh: HOÀNG AN

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nguyên trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cố vấn tâm lý cho đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford (OUCRU), những giải pháp dưới đây sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể để chống lại virus SARS-CoV-2 cũng như vượt qua những căng thẳng tâm lý:

- Thực hành phương pháp 3 x 3: dành 3 phút mỗi ngày để nhớ đến 3 người hoặc 3 điều để tri ân.

- Giữ liên hệ sâu với 4-5 người quan trọng trong đời sống của mình. Liên lạc với họ qua các phương thức trao đổi có video (như Zoom, Messenger…) để hỏi thăm, trò chuyện.

- Hạn chế tìm đọc thông tin tiêu cực, chọn kênh thông tin chính thống như Bộ Y tế, sở y tế, UBND TP…, mỗi ngày chỉ truy cập 1-2 lần vào sáng và tối để biết thông tin dịch bệnh.

- Tập thể thao điều độ ngay trong nhà như hít đất, yoga, hít thở sâu bằng bụng (hít vào 5 giây, thở ra 7 giây) để dưỡng khí được lưu thông tốt trong não mang lại sảng khoái.

Bài tập yoga phục hồi giúp hạn chế rối loạn lo âu và cân bằng cơ thể từ bên trong

- Ăn uống điều độ, nhất là rau xanh và trái cây. Uống nhiều nước 1,5 lít/ngày. Hạn chế bia rượu và thuốc lá.

- Ngủ đủ giấc, 7-8 giờ/đêm.

- Có lịch sinh hoạt hằng ngày cho dù đang cách ly trong nhà. Học nấu ăn hay một môn học nào bản thân thấy quan tâm qua mạng Internet.

- Nghe nhạc, đọc các truyện hài hước.

- Có đời sống tâm linh, cầu nguyện sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn.

- Giúp người khác vượt qua sự căng thẳng bằng cách động viên, an ủi họ, để họ đỡ cảm thấy cô đơn trong khi giãn cách.

Sự ổn định và các thông tin tích cực sẽ là nguồn động viên lớn đối với sức khỏe tinh thần của xã hội nói chung và người dân đang chịu nhiều áp lực tại các vùng dịch nói riêng'.

PHAN TƯỜNG YÊN (chuyên gia của Workplace Options, Mỹ)

Mẹo đơn giản để kiểm soát căng thẳng trong dịch COVID-19

TTO - Dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến cuộc sống mỗi người, nỗi lo về dịch bệnh, công việc, tài chính đi xuống... cùng với giãn cách xã hội khiến nhiều người cảm thấy căng thẳng, bị cô lập...

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin