11/05/2016 15:40 GMT+7

​Nhiều bất ngờ trong giải Goncourt mùa xuân 2016

CÔNG KHANH (Theo Le Figaro)
CÔNG KHANH (Theo Le Figaro)

TTO - Vào giờ ăn trưa ngày 9-5 (giờ địa phương) ở nhà hàng Drouant (quận 2, Paris), Hội văn học Goncourt gây nhiều bất ngờ trong lễ công bố giải Goncourt dành cho truyện ngắn, thơ và tiểu thuyết đầu tay (thường gọi chung là giải Goncourt mùa xuân).

Nhà văn 32 tuổi Joseph Andras đoạt giải Goncourt dành cho tiểu thuyết đầu tay với tác phẩm về cuộc chiến Algeria - Ảnh: S. Rezvan

Giải Goncourt dành cho truyện ngắn được trao cho tuyển tập Histoires (Những câu chuyện) của nữ tiểu thuyết gia 54 tuổi Marie-Hélène Lafon. Bỏ qua ba ứng viên khác lọt vào chung kết, toàn thể ban giám khảo đã dồn phiếu cho Marie-Hélène Lafon. Đây là điều hiếm khi xảy ra ở giải Goncourt.

Marie-Hélène Lafon là giáo viên tiếng Pháp, Latin và Hy Lạp. Bà bắt đầu viết khá trễ (34 tuổi) nhưng đã nhận chín giải thưởng văn học nổi tiếng trước khi nhận giải Goncourt dành cho truyện ngắn. Đặc biệt, bà đã đoạt giải Renaudot des lycéens năm 2001 với tiểu thuyết đầu tay Le soir du chien (Buổi tối của con chó).

Giám khảo Eric-Emmanuel Schmitt ví von về Marie-Hélène Lafon: "Nếu Flaubert có con gái thì cô ấy tên là Marie-Hélène Lafon".

Không trao cho một tác giả như thường lệ, giải Goncourt dành cho thơ được trao cho tổ chức Printemps des poètes (Mùa xuân của các nhà thơ) vì toàn bộ những cống hiến của tổ chức này cho thi ca. Quyết định này cũng nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của ban giám khảo.

Cuối cùng, giải Goncourt dành cho tiểu thuyết đầu tay thuộc về tác phẩm De nos frères blessés (Về những người anh em bị thương tổn của tôi) của nhà văn 32 tuổi Joseph Andras - một người không có tên trong danh sách chung kết vì tác phẩm của ông chỉ phát hành ngày 11-5. Đây là một sự lựa chọn bất ngờ, đặc biệt và dũng cảm của ban giám khảo.

Tiểu thuyết De nos frères blessés tái hiện cuộc đời của chàng thanh niên công nhân Fernand Iveton (1926-1957) - người châu Âu duy nhất bị xử tử trong cuộc chiến Algeria (1954-1962) vì đã tham gia FLN (Mặt trận giải phóng quốc gia Algeria).

Joseph Andras nhận được năm phiếu bầu so với bốn phiếu dành cho Catherine Poulain và một phiếu dành cho Loulou Robert. Là người kín đáo và ít xuất hiện trước công chúng, Joseph Andras đã nhờ biên tập viên của mình đến nhận giải.

Nhận xét về De nos frères blessés, giám khảo Philippe Claudel nói: "Đây là tiểu thuyết đầu tay nhưng khi đọc nó, ta ngạc nhiên bởi sự chín chắn, chững chạc, cách viết và cách xây dựng".

Đây là năm thứ hai liên tiếp mà tiểu thuyết đầu tay về cuộc chiến Algeria nhận giải Goncourt. Năm ngoái, vinh dự này thuộc về tác phẩm Meursault, contre-enquête (Meursault, phản điều tra) của Kamel Daoud.

Phát sinh từ giải Goncourt nổi tiếng (bắt đầu trao từ 1903), giải Goncourt dành cho truyện ngắn, thơ và tiểu thuyết đầu tay ra đời lần lượt vào các năm 1974, 1985 và 2009. Ba giải này được công bố vào tháng 5 trong khi giải Goncourt (chỉ dành cho tiểu thuyết) công bố vào tháng 11.
CÔNG KHANH (Theo Le Figaro)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar