12/05/2018 11:07 GMT+7

Giải cứu nông sản, rồi sao nữa?

NGUYỄN TRÍ
NGUYỄN TRÍ

TTO - Nếu "giải cứu" hồ tiêu trong nước thì doanh nghiệp sẽ nhập hồ tiêu từ Campuchia, Brazil về, vô tình ta "giải cứu" luôn cho các nước. Cho nên cứ "giải cứu" thì không biết đến bao giờ.

Giải cứu nông sản, rồi sao nữa? - Ảnh 1.

60 tấn bí đỏ của nông dân xã Cư Yang, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk đang được "giải cứu" chưa biết ra sao thì ngay hôm qua 11-5, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cũng có thư gửi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân "giải cứu" hàng ngàn tấn dưa hấu!

Trước đó, tại huyện Mê Linh (Hà Nội), ông Vũ Văn Kỳ - chủ nhiệm HTX Đông Cao - cho biết chỉ trong hai tháng sau tết 2018, nhà nông phải đổ bỏ 1.500 tấn củ cải vì quá lứa nhưng không ai mua, 3.000 tấn sau đó chỉ bán được với giá 1.000 - 2.000 đồng/kg. Nông dân thua lỗ nặng.

Tại Đồng Nai, dù mít, bơ, sầu riêng chưa rớt giá nhưng ông Lê Xuân Hoàng - chủ nhiệm HTX Vườn Xanh (Đồng Nai) - đã ám ảnh về viễn cảnh "giải cứu" không xa. 

Bởi lẽ chỉ trong vài tháng qua, nhiều nông dân phía Nam "trồng bất chấp" khi thấy giá các loại trái này tăng mạnh. 

Trước đó, cả nước từng rùng rùng "giải cứu" heo thịt và cả "giải cứu" cá da trơn, cả vật nuôi chứ không chỉ cây trồng.

"Lỗi này do ai? Có cách nào ngoài việc cứ mãi chạy giải cứu?" - ông Hoàng chau mày hỏi.

Trả lời câu hỏi này, ông Lâm Hoàng Quốc Khôi - chuyên gia phân tích thị trường nông sản của một công ty tại Bình Dương - cho rằng "giải cứu" nông sản trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay "chẳng giúp được gì". 

Bởi nếu "giải cứu" hồ tiêu trong nước thì doanh nghiệp sẽ nhập hồ tiêu từ Campuchia, Brazil về, vô tình ta "giải cứu" luôn cho các nước. Cho nên cứ "giải cứu" thì không biết đến bao giờ.

Ở góc nhìn khác, PGS.TS Vũ Trọng Khải - chuyên gia về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn - cho rằng nhiều nông dân hiện nay không xem đất là phương tiện sản xuất, mà chỉ là "bảo hiểm xã hội" để làm khi lớn tuổi nên họ bỏ hoang chứ không bán, dẫn tới việc tích tụ ruộng đất khó. 

Từ đó, doanh nghiệp không dám liên kết để sản xuất và ký hợp đồng tiêu thụ, nông dân buộc phải sản xuất theo gợi ý của thương lái nên rất bấp bênh. Và tự làm nên manh mún, thiếu thông tin, thấy "người ta ăn khoai, vác mai đi đào".

Nông dân cứ "nhắm mắt đi cày", mùa vụ được chăng hay chớ có phần lỗi của họ. Vậy còn vai trò của các trung tâm khuyến nông, các cơ quan nhà nước, các hiệp hội về đo lường thông tin thị trường ở đâu? Có ai đưa ra cảnh báo cho nông dân không?

Lời kêu gọi "giải cứu" chỉ có tác dụng lần một lần hai. Sẽ chẳng ai động lòng trắc ẩn mà "giải cứu" hoài nếu Nhà nước, nhà nông không thảo luận một hình thức sản xuất căn cơ. 

Ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và gần sát chúng ta là cả Thái Lan, nông dân liên kết nhau sản xuất, cùng vào hợp tác xã, làm ăn có kế hoạch, trồng con gì - nuôi con gì đều tính toán đầu ra. Nhờ vậy mà họ yên tâm làm ăn, yên tâm làm giàu, chẳng phải đã hạ mình mà còn thắc thỏm đến mùa kêu than "giải cứu".

TTO - Khoảng 60 tấn bí đỏ sẽ được tiêu thụ trong một hệ thống C ở khu vực phía Nam với giá không lãi 4.900 đồng/kg trong một tuần, từ ngày 10-5.

NGUYỄN TRÍ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar