01/12/2024 15:31 GMT+7

Giả shipper, nhân viên điện lực, giao mật ong rừng để lừa đảo

LÊ THANH
và 1 tác giả khác

Giả shipper giao hàng, mạo danh nhân viên điện lực, giao mật ong rừng... gọi điện lừa đảo lại hoành hành cuối năm.

Cuối năm lại giả nhân viên điện lực, giao mật ong để lừa đảo - Ảnh 1.

Nhiều người giả shipper giao hàng, mạo danh nhân viên điện lực, siêu thị, nhân viên ngân hàng… gọi điện lừa đảo hòng chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dùng.

Nhập viện cấp cứu lại bị tố mượn tiền khắp nơi

Chị Thu (quận 3, TP.HCM) kể hôm 29-11 mới sáng sớm đã thấy chuông điện thoại reo, khi bắt máy thì đầu dây bên kia là một giọng nam ngọt như mía lùi: "Thu phải không, anh Dũng nè. Hôm trước em dặn anh kiếm mật ong rừng nay có rồi nè".

Thấy chiêu lừa đảo quá quen thuộc vì không phải lần đầu nhận được những cuộc điện thoại kiểu này, hơn nữa chị cũng không mua mật ong, chị Thu cúp máy và chặn số.

Chị Phương Anh (Tân Bình, TP.HCM) tâm sự vừa phải đăng hình ba của chị đang nằm viện lên trang Facebook cá nhân để xác thực và thông báo với bà con họ hàng, bạn bè rằng ba mình đang nằm viện và không có nhu cầu vay mượn tiền gì.

"Ba tôi có trang Facebook riêng, có kết bạn với anh em bạn bè, bà con. Đầu tuần này ba tôi bệnh và phải nhập viện. 

Dù tôi không thông báo với ai vì ngại mọi người hỏi thăm nhưng sau đó 1-2 ngày rất nhiều người chụp màn hình những tin nhắn mạo danh ba tôi vay mượn tiền.

Trong khi đó những ngày qua ba tôi nằm phòng cấp cứu, không cầm điện thoại. Sau khi phát hiện Facebook ba tôi bị hack (chiếm quyền), tôi phải đăng hình lên để thông báo cho mọi người tránh bị lừa", chị Phương Anh chia sẻ.

Chị M.Phượng (TP Thủ Đức) gặp chiêu lừa giả danh shipper giao hàng và yêu cầu chuyển tiền. 

"Không biết thông tin của tôi rò rỉ qua con đường nào mà hôm đó đúng giờ tan tầm, tôi đang trên đường về nhà thì nhận được điện thoại của một người xưng là shipper và báo tôi có một đơn hàng 102.000 đồng. 

Họ hỏi tôi xuống lấy hay chuyển khoản trước rồi shipper gửi hàng. Vì tôi không mua món hàng nào đang chờ nên tôi chắc chắn đây là lừa đảo.

Chị Phượng đã chia sẻ với bạn bè về tình huống này. Nhiều người cho biết cũng nhận được những cuộc điện thoại lừa đảo mạo danh shipper như vậy.

Để có thể dễ dàng lừa nạn nhân chuyển tiền, những trường hợp này chỉ thường thông báo đơn hàng giá trị nhỏ, chừng vài chục ngàn đến hơn 100.000 đồng.

Nhiều người đã vô tình chuyển khoản cho những người lừa đảo vì tin tưởng vào sự uy tín của các dịch vụ giao hàng chính thống.

Hầu hết các nạn nhân sau khi chuyển khoản đều không nhận được hàng. Liên hệ lại số điện thoại mà shipper giả mạo dùng thì không thể gọi được.

Làm sao để không bị thao túng tâm lý rồi mất tiền?

Anh N.Thành (Hà Nội) kể sáng 28-11 có nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 081 6598... Người đầu dây bên kia tự xưng là nhân viên của công ty điện lực ở Hà Nội. Họ nói gia đình anh chưa nộp tiền điện tháng 10.

"Tôi hỏi vậy tiền điện tháng 10 của gia đình tôi là bao nhiêu? Người này nói ra 1.340.000 đồng. Tôi hỏi tiếp mã số khách hàng của tôi thì đầu dây bên kia cúp máy luôn" - anh N.Thành cho biết.

Theo anh N.Thành, anh đã nộp tiền điện tháng 10 từ ngày 5-11 qua trích nợ tự động trên tài khoản ngân hàng. 

Khi tài khoản trừ tiền, anh cũng tra soát thấy số tiền điện tháng 10 mà gia đình anh đã nộp là hơn 800.000 đồng. Do đó, anh chắc chắn đây là chiêu trò lừa đảo để chiếm đoạt tiền.

Chia sẻ câu chuyện của mình, anh N.Thành cho rằng người dùng cần thật bình tĩnh để kiểm tra, xác thực thông tin mà người lạ gọi điện, như hỏi rõ số tiền, mã số khách hàng…

Giả sử trường hợp những thông tin mà người lạ cung cấp đúng, trùng khớp, theo anh N.Thành, bản thân mình cần kiểm tra như việc đã nộp tiền điện chưa bằng cách tra cứu lịch sử giao dịch trên app ngân hàng hay liên hệ với công ty điện lực… 

Cần thật sự bình tĩnh, tỉnh táo để không bị kẻ gian thao túng tâm lý và chiếm đoạt tiền.

Mạo danh shipper để lừa đảo

Vừa qua cơ quan công an đã vào cuộc và phát hiện một số đối tượng chuyên mạo danh shipper để lừa đảo, trong đó có một số nhân viên giao hàng.

Trong quá trình làm việc các đối tượng này phát hiện nhiều khách hàng mua hàng online thường không nhận hàng trực tiếp mà yêu cầu nhân viên giao hàng gửi lại cho người quen hoặc để lại trước cửa nhà và xin số tài khoản để chuyển tiền mua hàng.

Nhận thấy có thể lợi dụng kẽ hở này để chiếm đoạt tiền từ người mua hàng, nên một số shipper đã tìm thông tin khách hàng rồi gọi và giới thiệu là nhân viên giao hàng.

Nếu đầu dây bên kia trả lời là có thể nhận hàng ngay lúc đó thì tắt máy. Nếu đầu dây bên kia trả lời là không thể nhận hàng ngay lúc đó thì sẽ yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản hòng chiếm đoạt mà không giao hàng.

Nhờ like giúp cháu thi hùng biện tiếng Anh, hóa ra lừa đảo

Tôi nhận được tin nhắn: "Cả nhà, có đứa cháu đang thi hùng biện tiếng Anh, nhờ mọi người có Zalo vô like giúp nhé". Hóa ra đó là trò lừa đảo.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar