06/07/2020 06:21 GMT+7

Giá Remdesivir chữa COVID-19 hơn 2.000 USD cao hay thấp?

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Nhiều nước phát triển ở châu Âu, Mỹ... đã thông báo cho sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir để điều trị bệnh COVID-19. Nhưng cái giá hơn 2.000 USD mà Hãng dược Gilead vừa công bố là cao hay thấp?

Giá Remdesivir chữa COVID-19 hơn 2.000 USD cao hay thấp? - Ảnh 1.

Thuốc Remdesivir sản xuất tại Cairo, Ai Cập - Ảnh: REUTERS

Việc Mỹ sắp xếp mua 500.000 liều Remdesivir từ Gilead làm dấy lên mối lo ngại không chỉ về việc tiếp cận thuốc chữa COVID-19 tại các quốc gia khác, mà còn về việc làm sao để ngăn chặn tình trạng đầu cơ trục lợi trong đại dịch.

Giáo sư Barbara Mintzes (Trường Dược, Đại học Sydney, Úc)

Gần đây nhất, ngày 3-7, Ủy ban châu Âu (EC) đã cấp phép dùng thuốc Remdesivir cho điều trị bệnh COVID-19 tại châu Âu. Trong một thông cáo, bà Stella Kyriakides - ủy viên châu Âu phụ trách y tế và an toàn thực phẩm - xác nhận: "Quyết định cấp phép ngày hôm nay đối với loại thuốc đầu tiên điều trị COVID-19 là một bước đi quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch này". 

Sự chọn lựa của các nước phát triển 

Quyết định của EC được đưa ra sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho phép sử dụng thuốc Remdesivir để điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 trên 12 tuổi bị viêm phổi và phải thở máy, tức các trường hợp nặng. 

Trước đó hai ngày, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cũng thông báo nước này sẽ sử dụng Remdesivir trong điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 với các triệu chứng nặng. KCDC cho biết cơ quan này đã ký thỏa thuận mua hàng với Hãng dược Gilead Sciences, nhưng không cho biết chi tiết số lượng nhập khẩu và giá thuốc. 

Remdesivir là sản phẩm của công ty Mỹ Gilead Sciences và là loại thuốc đầu tiên cho kết quả cải thiện tình trạng bệnh ở bệnh nhân COVID-19 trong các thử nghiệm lâm sàng chính thức. Ít nhất hai nghiên cứu trước đó của Mỹ cho thấy Remdesivir có thể giảm được các triệu chứng cấp tính ở bệnh nhân COVID-19, qua đó rút ngắn thời gian điều trị trung bình tại bệnh viện từ 15 ngày xuống 11 ngày. 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The New England Journal of Medicine của Anh hồi tháng 5 vừa qua cũng cho thấy việc tiêm Remdesivir đã làm tăng tốc độ phục hồi của bệnh nhân COVID-19. 

Trước đó, vào ngày 12-5, Bộ Y tế Nhật thông báo đã bắt đầu cung cấp thuốc Remdesivir cho các bệnh viện để chữa trị các bệnh nhân có triệu chứng nặng của bệnh COVID-19. Nhưng đi đầu phải kể là Mỹ. Ngày 1-5, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) thông báo đã cấp phép để sử dụng Remdesivir điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nặng. 

Cơ hội vàng của Gilead 

Vấn đề là khi Gilead thông báo giá bán thuốc đã gây ra tranh cãi. Vào ngày 29-6, trong một thư ngỏ, ông Daniel O'Day - giám đốc điều hành của Gilead - cho biết hãng đã “chốt giá 390 USD/ lọ cho các nước phát triển... Dựa trên các quy trình điều trị hiện tại, phần lớn bệnh nhân sẽ được liệu trình với thuốc Remdesivir dài 5 ngày gồm 6 lọ tiêm, tức mức giá vào khoảng 2.340 USD”. Riêng với bệnh nhân có bảo hiểm tư nhân ở Mỹ, mức giá sẽ cao hơn, vào khoảng 3.120 USD. 

Gilead lập luận rằng liệu trình của mình sẽ giúp các bệnh nhân (hoặc bảo hiểm) tiết kiệm được 12.000 USD điều trị cho bốn ngày (mà thuốc giúp rút ngắn), tính theo mức phí điều trị hiện tại ở Mỹ. Mức giá trên đã gây không ít tranh cãi sau khi được công bố, dù Gilead khẳng định đặt ra mức đó cho tất cả các nước phát triển và sẽ cho bào chế hàng rẻ hơn cho các nước đang phát triển, nước nghèo. 

Có thông tin Gilead đã phối hợp với các nhà sản xuất thuốc generic tại Ấn Độ và Pakistan, bao gồm Hãng Cipla và Hetero Labs, để sản xuất và cung cấp Remdesivir cho 127 quốc gia đang phát triển. Phiên bản thuốc do Cipla và Hetero Labs sản xuất dự kiến có mức giá dao động 66 - 72 USD/lọ.

Viện Nghiên cứu lâm sàng và kinh tế (ICER) - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên đánh giá giá thuốc - từng ấn định liệu trình Remdesivir ở mức 2.520 - 2.800 USD. Nhưng giới kinh doanh nhìn chung cho rằng mức giá thông báo của Gilead như vậy là thấp hơn họ dự đoán. Ông Steven Pearson - chủ tịch ICER - cho biết: “Phần lớn các chuyên gia phân tích Phố Wall đang dự báo về khả năng thuốc điều trị sẽ ở ngưỡng khoảng 5.000 USD”.

Những người am hiểu thị trường cũng cho rằng Gilead đang đi dây với mức giá này so với mức đầu tư 1 tỉ USD cho nghiên cứu, thử nghiệm, tổ chức dây chuyền sản xuất... Các chuyên gia phân tích tại Ngân hàng Hoàng gia Canada có ước tính tiềm năng doanh thu từ Remdesivir của Gilead lên đến 2,3 tỉ USD trong năm 2020. Nhưng đó là chưa tính đến khả năng vắcxin sẽ có sớm. 

Dẫu sao lúc này Gilead đang trúng đậm. Số thuốc Remdesivir trong kho của Gilead hiện nay chỉ đủ cung cấp cho khoảng 10.000 người. Hãng sẽ nâng lên mức 500.000 liều vào tháng 10 và 1 triệu liều vào tháng 12 tới, sau khi chính thức triển khai hệ thống cung ứng từ tháng 6. Chính quyền Tổng thống Trump hiện đã mua hơn 500.000 liều, vốn là tất cả lượng sản phẩm Gilead sản xuất cho tháng 7 và chiếm 90% lượng sản xuất tháng 8 và tháng 9.

Remdesivir ban đầu được điều chế với mục đích điều trị virus Ebola, song không thành công. Trong các nghiên cứu, thuốc này đã cho thấy hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển virus corona gây bệnh tương tự như COVID-19, bao gồm hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Thuốc này có thể làm giảm tỉ lệ tử vong ở những người mắc bệnh còn khoảng 7%, so với con số 12% đối với những bệnh nhân không dùng thuốc.

Hàn Quốc chính thức dùng thuốc remdesivir điều trị COVID-19

TTO - Hàn Quốc ngày 1-7 đã bắt đầu sử dụng thuốc remdesivir - một loại thuốc thường dùng cho bệnh Ebola - để điều trị COVID-19.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar