01/08/2023 09:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Giá gạo và chữ 'nhưng'!

Khi có thêm nước nối gót Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo để giữ lương thực trong nước, lập tức giá gạo tại Việt Nam đã tăng khoảng 5%.

Chế biến gạo xuất khẩu tạo một nhà máy ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang - Ảnh: CHÍ QUỐC

Chế biến gạo xuất khẩu tạo một nhà máy ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang - Ảnh: CHÍ QUỐC

Giá gạo xuất khẩu tăng là cơ hội lớn cho gạo Việt Nam, cho nhà nông và doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nhưng không khéo người tiêu dùng Việt cũng bị cuốn vào cơn sốt giá lương thực. Nhân đây cần nhắc lại kinh nghiệm điều hành xuất khẩu gạo trong dịch COVID-19.

Còn nhớ trong dịch COVID-19, khi nhiều nơi bị phong tỏa, rất đông công nhân, người lao động bị giảm, thậm chí mất thu nhập, chỉ lo cái ăn thôi cũng đã cực kỳ khó. Trước tình hình đó, Chính phủ đã quyết định tạm dừng xuất khẩu để ổn định giá gạo. Thật là quyết định cân não, do vậy đã gây nhiều phản ứng.

Với luồng ý kiến bảo vệ người nông dân cho rằng cần tận dụng cơ hội giá gạo xuất khẩu cao để tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Nhưng có một điều ai cũng thấy: trong lúc phải ngồi nhà do phong tỏa, không có thu nhập, phải sống nhờ tiền hỗ trợ, tiền dành dụm, nếu giá lương thực thực phẩm chạy theo đà tăng xuất khẩu của giá thế giới, chắc lòng dân không yên. 

Cũng may, dịch bệnh qua đi, sản xuất lương thực cũng không bị ảnh hưởng, nhờ vậy chữ "nhưng" ấy không xảy ra. 

Có thể người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu không lãi nhiều, nhưng chúng ta an tâm rằng dù dịch bệnh có hoành hành thì người Việt vẫn có cái ăn. Không lo xảy ra tình trạng chạy đua xuất khẩu, người dân trong nước phải mua gạo giá cao, thậm chí có khi phải đối diện tình trạng có tiền vẫn không mua được gạo mà ăn.

Tình hình bây giờ cũng như thời COVID-19 nhưng nghiêm trọng hơn, đó là chiến tranh kéo dài, là El Nino đang đe dọa mùa màng trên thế giới. Đó cũng là cơ hội lớn hơn rất nhiều cho nước sản xuất lương thực, cho nông dân trồng lúa. Nhưng nếu chúng ta cứ chạy theo giá, theo lượng xuất khẩu, chắc chắn giá gạo trong nước sẽ tăng theo. 

Giá tăng đến mức nào, xuất khẩu lượng bao nhiêu là vừa... là bài toán cân não. Nhưng dù có tính "nát óc" ra sao để mọi người: nông dân - doanh nghiệp - người tiêu dùng trong nước cùng hài hòa quyền lợi cũng phải tuân thủ một nguyên tắc, đó là an ninh lương thực

Cụ thể hơn, đó là phải lường các bất trắc trên thế giới và thời tiết để luôn đảm bảo người dân trong nước phải đủ gạo ăn và quan trọng là với một mức giá chấp nhận được.

Lúc này, mọi người dân, do sống trong đất nước làm ra lương thực, tất cả chỉ quan tâm giá gạo phải ở mức chấp nhận được. Yêu cầu, đòi hỏi này cũng hợp lý, vì ai cũng than "kinh tế khó khăn, thu nhập teo tóp", phải chi thêm tiền để mua cũng số gạo ấy, không hẳn ai cũng vui vẻ. 

Hơn nữa, giá lương thực tăng sẽ kích chỉ số giá tiêu dùng nhấp nhỏm, điều này không nên xảy ra khi chúng ta đang cố kéo lãi suất cho vay xuống thấp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Cuộc đua của giá gạo trên thế giới vẫn chưa dừng. Những ngày gần đây, giá gạo xuất khẩu đã tăng thêm 22 USD/tấn với gạo 5% tấm và 25 USD/tấn với gạo 25% tấm. Cuộc chạy đua mua gom tích trữ gạo của các nước vẫn diễn ra căng thẳng, chiến tranh Nga - Ukraine vẫn khốc liệt, El Nino ngày càng gây hại lớn hơn... 

Tất cả các biến số tác động đến giá lương thực vẫn thay đổi liên tục ở phía trước có thể ảnh hưởng đến giá trong nước. Vì vậy, trong quản lý điều hành không thể xảy ra tình huống "nhưng" với giá gạo - một nguyên tắc của an ninh lương thực.

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, nguy cơ giá gạo tăng toàn cầu

Theo Bloomberg, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo đã khiến người dân ở một số quốc gia đổ xô đi mua gạo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Trong nửa đầu năm 2025, điện ảnh Việt Nam đã có chín phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng. Đặc biệt một phim đã cán mốc 300 tỉ và bốn phim khác vượt qua cột mốc 200 tỉ.

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar