09/07/2022 09:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Gen Z - Mùa hè kiếm việc làm thêm - Kỳ 3: Học được nhiều từ công việc thời vụ

CÔNG TRIỆU
CÔNG TRIỆU

TTO - Tuy công việc trong mùa hè thường ngắn ngủi nhưng thực chất cũng đã giúp nhiều bạn trẻ bổ sung, hoàn thiện một số kỹ năng cần thiết như giao tiếp, ngoại ngữ, sự kiên nhẫn, "đọc vị" khách hàng...

Gen Z - Mùa hè kiếm việc làm thêm -  Kỳ 3: Học được nhiều từ công việc thời vụ - Ảnh 1.

Trước làn sóng lừa đảo qua hình thức tuyển dụng việc làm, nhiều chuyên gia cho rằng các bạn trẻ nên tìm kiếm việc làm thông qua các kênh tuyển dụng có uy tín - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Khác xa với trước kia, khi một số bạn trẻ đều cho rằng công việc thời vụ chủ yếu để kiếm thêm thu nhập nên không thật sự quan tâm quá nhiều, thậm chí chỉ cần kiếm được nơi khác trả lương cao hơn thì sẽ "nhảy" việc ngay...

Làm thêm để bớt rụt rè

21h đêm tại một quán ăn trên đường Tây Thạnh (quận Tân Phú, TP.HCM), chàng sinh viên quê Cà Mau Lê Hoàng (19 tuổi) chạy tới lui để khách gọi món, thêm đá, thêm chén đũa... Hôm ấy, người đồng nghiệp và cũng là bạn đồng môn chung lớp đại học đang nghỉ bệnh, Hoàng phải "ôm show" toàn bộ khâu phục vụ của quán.

Hoàng trước đó vốn thuộc nhóm người rụt rè, ít nói, đôi lúc sợ đám đông. "Cái này thì tôi có thể làm chứng, ngày thằng Hoàng đến hỏi việc tôi tính không nhận, làm phục vụ nhưng nó mở miệng có ra đâu, đi đứng thì chân còn chẳng nhấc lên nổi, chỉ được cái hiền lành", bà Tư Hiền, chủ quán ăn mà Hoàng đang làm thêm, nói.

Hoàng nói rằng suốt 12 năm học trước bản thân luôn là một cậu học sinh với lối sống khá kín tiếng, ít giao du với mọi người. Lên đại học, phần vì gia đình không có nhiều điều kiện nên đi làm để có thêm thu nhập, phụ tiền ăn học đắt đỏ ở thành phố.

"Trước đó rất ít nói, khó gần nên những ngày đầu đi làm cũng áp lực lắm. Nhưng đã đi làm thì bắt buộc mình phải biết cách giao tiếp, niềm nở, phải nhanh nhạy chứ cứ lề mề, chậm chạp thì chắc cũng bị đuổi việc lâu rồi", Hoàng tâm sự.

Không những tự tin trò chuyện cùng người lạ, nhanh nhạy trong xử lý các tình huống, Hoàng hiện còn là lớp trưởng, thủ lĩnh từ học tập cho đến phong trào hoạt động Đoàn - hội, vui chơi của lớp. Bạn còn là chủ nhiệm câu lạc bộ 25 thành viên, chuyên tổ chức các chương trình thiện nguyện trong và ngoài TP.HCM.

Chọn việc làm thêm phù hợp với ngành học

Đã hai năm nay, Lê Thúy Nga (21 tuổi, sinh viên ngành du lịch) không về quê dịp hè mà chọn ở lại thành phố làm thêm. Hồi đầu tháng 6, Nga được nhận vào làm lễ tân cho một khách sạn cao cấp ở trung tâm quận 1.

Nga nói: "Mình cần rèn thêm tiếng Anh nên làm lễ tân để được trò chuyện nhiều hơn với người nước ngoài, khi tiếng Anh lưu loát mới tự tin xin theo chân anh chị dẫn tour được".

Trước đó, Nga từng ứng tuyển vào làm nhân viên tại một quán pub chuyên phục vụ khách Tây ở quận 1. Dù công việc này đáp ứng tiêu chí được trò chuyện cùng người nước ngoài, tuy nhiên vì phải thường xuyên làm việc trong môi trường âm thanh lớn, thuốc lá, rượu bia và thức khuya nên Nga đã nghỉ ngay dù lương khởi điểm khá cao.

Ngoài thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng thì nghề lễ tân khách sạn đang giúp Nga có cơ hội nhận nhiều vốn kiến thức, đặc biệt về văn hóa khi được quan sát, tiếp xúc và trò chuyện với nhiều người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

"Mình luôn chủ động trò chuyện, hỏi han du khách để từ đó lấy được cảm tình từ họ, khách vui thì họ mới bắt chuyện với mình lâu hơn", Nga cho biết.

Theo bà Thanh Lê, giám đốc quốc gia, Adecco Việt Nam (nhà cung cấp dịch vụ tính lương, tuyển dụng và thuê ngoài nhân sự tại VN), điểm cộng tạo đà phát triển trong những năm đầu sự nghiệp cho sinh viên Việt hiện nay chính là sự năng động, sáng tạo và tích cực học hỏi.

Bà cũng cho rằng các sinh viên và lao động trẻ nên chú ý hơn đến kỹ năng thích nghi để có thể theo kịp những thay đổi này, cũng như những chuyển đổi khác trong doanh nghiệp bởi thị trường và hành vi khách hàng có thể thay đổi nhanh chóng.

Đặc biệt với mô hình làm việc linh hoạt được áp dụng rộng rãi như hiện nay thì kỹ năng giao tiếp càng được xem trọng hơn để đáp ứng việc trao đổi mạch lạc trên môi trường số.

"Dù đang làm việc bán thời gian hay thời vụ, các bạn không nên kén chọn các công việc nhàn nhã và đơn giản với suy nghĩ chỉ làm tạm thời. Thay vào đó, hãy chủ động đưa ra ý kiến và đóng góp khi làm việc nhóm, đồng thời chú trọng cải thiện năng suất và hiệu quả công việc.

Với tình hình thiếu lao động, nhiều doanh nghiệp quyết định giữ lại các nhân sự thời vụ có biểu hiện tốt cho các vị trí chính thức. Vậy nên các bạn trẻ vẫn cần xem trọng công việc bán thời gian, thời vụ và nỗ lực thể hiện bản thân", bà Thanh Lê nói.

'Gen Z - Mùa hè kiếm việc làm thêm': Kỳ 1: Một mùa hè làm thêm thật khác

TTO - Lao động trẻ nói chung, sinh viên nói riêng đang bước vào mùa xin việc thời vụ sau khi hoàn thành chương trình học. Do COVID-19, mùa hè năm nay cho họ trải nghiệm, câu chuyện thật khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar