27/09/2023 14:42 GMT+7

GDP tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước

Theo báo cáo, GDP 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng 3,72%, trong đó quý 2 đạt 4,14%, cao hơn quý 1 là 3,28%, nhiều ngành có xu hướng phục hồi.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu, thúc đẩy giao thương tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp - Ảnh: T.VŨ

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu, thúc đẩy giao thương tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp - Ảnh: T.VŨ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và dự kiến kế hoạch năm 2024 nhằm phục vụ cho phiên họp thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội diễn ra sáng nay 27-9.

Nhiều chỉ số phục hồi theo từng tháng

Báo cáo tiếp tục nhấn mạnh "phấn đấu đạt mức cao nhất" về tăng trưởng GDP, bất chấp bối cảnh tăng trưởng thấp ở nhiều nước và kinh tế Việt Nam chịu tác động do độ mở lớn.

Tuy vậy, việc không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng được nhìn nhận do triển vọng GDP đã "sáng hơn". Bằng chứng là GDP 6 tháng đầu năm đạt 3,72%, trong đó quý 2 đạt 4,14%, cao hơn quý 1 là 3,28%, nhiều ngành có xu hướng phục hồi.

Trong đó, nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ, với tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 8 tháng đầu năm đạt 33,21 tỉ USD, với mức tăng trưởng ước đạt 3,34-3,51%. Khu vực dịch vụ phục hồi nhanh sau đại dịch, ước cả năm tăng 6,31-6,95%.

Chỉ số sản xuất (IIP) toàn ngành công nghiệp tháng 8 ước tính tăng 2,9% so với tháng trước. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 8 vượt trên 50 điểm, lần đầu tiên kể từ tháng 3 đến nay, cho thấy sản xuất được mở rộng với số lượng đơn hàng mới và sản lượng tăng trở lại.

Đáng chú ý, ba trụ cột lớn là xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng được Chính phủ liên tục chỉ đạo dành nguồn lực thúc đẩy đã phát huy vai trò.

Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng sau cũng duy trì xu hướng tăng.

Hoạt động đầu tư tiếp tục tăng khá khi nhiều dự án trọng điểm được khởi công, đẩy nhanh tiến độ. Đến hết tháng 8, giải ngân đầu tư công đạt 42,35% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2022 là 39,15%.

Nguồn vốn này cung ứng một lượng vốn lớn ra nền kinh tế, giải quyết đầu ra cho nhiều ngành, tạo việc làm, hỗ trợ tăng trưởng…

Dù vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá mức tăng trưởng trong năm nay 6,5% là thách thức không nhỏ, nếu không có những giải pháp có tính đột phá cao.

Trọng tâm vẫn là tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp, triển khai chính sách kích cầu tiêu dùng, kết nối cung cầu hàng hóa, thúc đẩy du lịch, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm…

Xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng là động lực

Đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn (đoàn TP.HCM) cho rằng tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, tiêu dùng thế giới và các thị trường lớn giảm mạnh, khiến tổng cầu đi xuống.

Tuy vậy, đơn hàng nhiều lĩnh vực xuất khẩu chủ lực (dệt may, công nghiệp chế biến chế tạo, gỗ) đã dần phục hồi dù ở mức chậm.

"Những yếu tố này ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế nói chung. GDP nửa đầu năm đạt 3,72% nên nửa cuối năm phải tăng trưởng rất cao và khó đạt mục tiêu năm nay là 6,5%" - ông Tuấn nhận định.

Ông Tuấn nói tiêu dùng thực sự là động lực tăng trưởng, bù đắp cho mức giảm chung. Đặc biệt, tiêu dùng nội địa bước đầu phục hồi nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt như giảm lãi suất, từ đó kích cầu sản xuất.

Hay với xuất khẩu, kết quả có được là nhờ việc Chính phủ rất năng động tìm thị trường mới như Nam Mỹ, Trung Đông, châu Phi… để bổ sung cho suy giảm cầu của các thị trường xuất khẩu truyền thống (Mỹ, EU, Nhật).

Nhiều tổ chức dự báo GDP có nhiều triển vọng hơn

Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam sẽ đạt 5,1%, tăng so với mức 4,1% trong quý 2, đồng thời giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 ở mức 5,4%.

Trong khi đó, Ngân hàng UOB của Singapore dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý 3 là 5,6% và bật tăng lên 7,6% trong quý 4.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2024, dự kiến mức tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD.

Kịch bản nào cho tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023?

Sau khi tăng trưởng GDP trong 6 tháng qua ước chỉ đạt 3,72%, thấp hơn so với kịch bản đã đề ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật lại hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Ông Trump tuyên bố sẽ ký sắc lệnh để đưa giá thuốc bán tại Mỹ bằng với giá thấp nhất bán ở những nơi khác, theo ông có thể giảm giá thuốc từ 30 - 80%.

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Chứng khoán tuần mới: Tin quan trọng sắp ra, cổ phiếu nào sẽ được chú ý

Dù chưa biết chính xác thời điểm sẽ đưa ra kết quả đàm phán thuế giữa Việt Nam và Mỹ, nhưng thị trường chứng khoán trong nước đang 'hồ hởi' hơn sau những thông tin tích cực trong kết quả đàm phán giữa Mỹ và Anh.

Chứng khoán tuần mới: Tin quan trọng sắp ra, cổ phiếu nào sẽ được chú ý

Vỡ mộng 'kỳ lân', Yeah1 đón cổ đông mới tái cấu trúc, bán vốn Giga1

Từng được kỳ vọng trở thành kỳ lân công nghệ Việt khi bắt tay với Tân Hiệp Phát phát triển nền tảng Giga1, Yeah1 đã trải qua giai đoạn biến động mạnh, từ khủng hoảng với YouTube đến làn sóng thoái vốn của cổ đông lớn.

Vỡ mộng 'kỳ lân', Yeah1 đón cổ đông mới tái cấu trúc, bán vốn Giga1

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ

Big data, AI… tạo ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn trong ngành chứng khoán. Cục diện thị phần mới đang được sắp xếp lại dưới tác động của yếu tố công nghệ.

Công ty chứng khoán giảm mạnh nhân sự, tăng đầu tư công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar