03/08/2017 11:40 GMT+7

Gấu Nga đang gây rối cho chính trường Mỹ

Tiến sĩ TERRY F. BUSS
Tiến sĩ TERRY F. BUSS

TTO - Quốc hội Mỹ, trong một lần hiếm hoi đạt đồng thuận, hôm 25-7 đã thông qua với số phiếu áp đảo việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Cách thức thực thi sẽ ra sao?

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau bên lề thượng đỉnh G20 tháng 7-2017 - Ảnh: Reuters

Cả Nga và Mỹ dường như đang lún sâu vào ván cờ mà tình thế, bối cảnh của mỗi bên hoàn toàn trái ngược nhau.

Người Mỹ chia rẽ về vấn đề Nga

Bất chấp sự đồng thuận ở Quốc hội trong việc chống lại ông Trump, Chính phủ Mỹ thật ra đang chia rẽ sâu sắc về việc kiểm soát chính sách với Nga.

Hiện vẫn chưa rõ thực ra chính sách của Mỹ với Nga là gì và ai nắm quyền quản lý chính sách đó. Khi thế giới đang hỗn loạn và vũ khí hạt nhân đang phát triển mạnh, đây quả là điều không ai muốn nghe.

Tổng thống Trump vẫn đang có quan điểm mâu thuẫn về Nga.

Trong nhiều tuần lễ liền, ông phủ nhận các báo cáo tình báo của Mỹ về việc Nga đã “thay mặt” ông để can thiệp và gây trở ngại cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton. Dưới sức ép nặng nề, ông Trump rốt cuộc cũng thừa nhận việc can thiệp của Nga.

Song, ông Trump không đổ lỗi bầu cử bị can thiệp cho Nga, mà là cho ông Barack Obama (khi còn là tổng thống) và bà Clinton, vì đã xử lý vụng về “cuộc cách mạng Ukraine”.

Cụ thể, ông Trump đổ thừa ông Obama đã có phản ứng chậm trễ và yếu ớt trước sự can thiệp của Nga (trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga và yêu cầu đóng cửa hai cơ sở được cho là tình báo của Nga ở Mỹ) và bà Clinton đã can thiệp vào bầu cử Nga.

Ông Trump cũng đổ lỗi cho các cơ quan tình báo Mỹ vì đã làm lộ thông tin có thể gây bất lợi cho ông và chính sách của ông.

Tình hình càng tồi tệ hơn khi ông Trump và các cố vấn đang bị cả quốc hội, FBI và công tố viên đặc biệt điều tra vì các cáo buộc đã câu kết với tình báo Nga để thu thập thông tin nhằm chống lại chiến dịch tranh cử của bà Clinton.

Trong khi ông Trump đang bị “xoay” như vậy, chính quyền của ông lại đối nghịch với ông về vấn đề Nga.

Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Hội đồng An ninh quốc gia và đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đang có chủ trương cứng rắn chống lại Nga.

Trong khi đó, các cố vấn cấp cao của ông Trump tại Nhà Trắng, gồm Steve Bannon và con rể Jared Kushner, lại là những người hâm mộ Putin và có quan điểm mềm mỏng với Nga.

Chính sách của Mỹ với Nga vẫn đang dao động khi nhiều thế lực khác nhau tiếp tục đối đầu với nhau.

Tổng thống Putin chiếu bí Mỹ

Tổng thống Putin đã làm cho hệ thống chính trị Mỹ hỗn loạn bằng cách khiến tổng thống, quốc hội và chính phủ đấu đá lẫn nhau.

Ông cũng làm rạn nứt mối quan hệ đồng minh Mỹ và châu Âu, và đang trong quá trình tạo ra nghi ngờ rằng Mỹ sẽ đứng sang một bên và buộc các đồng minh phải tự bảo vệ mình.

Tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Putin và đồng minh của mình là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ngăn chặn các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Syria, Triều Tiên và Iran.

Ông cũng đang tiếp tục đe dọa đông Ukraine, Gruzia và các quốc gia Baltic mà không gặp phản kháng đáng kể nào.

Nga đáp trả

Các trợ lý của Tổng thống Nga Putin cho rằng việc trả đũa lệnh trừng phạt của Mỹ phải tính toán để không nhằm vào Tổng thống Trump mà mục tiêu chính là Quốc hội Mỹ.

Con số 755 nhân viên ngoại giao buộc phải trục xuất cũng mang tính biểu tượng bởi nó sẽ khiến quy mô Đại sứ quán Mỹ tại Nga và Đại sứ quán Nga tại Mỹ bằng nhau.

Thậm chí, việc trục xuất ở đây cũng không phải như nhiều người tưởng. Tổng thống Putin cho phép Mỹ quyết định nhân viên nào sẽ phải về nước.

Đại đa số của lực lượng hơn 1.200 nhân viên làm việc ở các cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Nga là người bản xứ, làm các công việc hỗ trợ như lái xe, nhân viên quản trị, văn thư và các vị trí tương tự.

Họ không chỉ tập trung ở Matxcơva mà rải rác tại các thành phố St. Petersburg, Yekaterinburg và Vladivostok.

Lần cuối cùng Nga yêu cầu Mỹ phải giảm số lượng nhân viên ngoại giao là hồi năm 1986.

Ông Steven Pifer, nhà ngoại giao từng là đại sứ Mỹ tại Ukraine, nhớ lại sứ quán Mỹ khi ấy vẫn có thể hoạt động tốt như thường. Ông Pifer tin rằng lần này mọi chuyện sẽ cũng như thế.

Nga đã vượt qua nhiều lệnh trừng phạt trước đây và nhiều khả năng sẽ lặp lại điều này với các đòn trừng phạt mới.

Với Tổng thống Putin, để khôi phục vị thế của nước Nga và củng cố quyền lực của mình, cái giá phải trả như vậy là quá rẻ.

Việc chính quyền Tổng thống Putin trả đũa các lệnh trừng phạt của Mỹ không còn là chuyện lạ.

Năm 2012, Nga trục xuất Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vì tài trợ cho các nhóm hoạt động dân chủ, chống chính phủ.

Rồi năm 2014, để đáp trả vấn đề Ukraine, Nga lại buộc dừng các chương trình Cơ quan Giảm thiểu đe dọa quốc phòng Mỹ, vốn có chức năng giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt.

TRƯỜNG SƠN chuyển ngữ

Tiến sĩ TERRY F. BUSS

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Hungary thăm Việt Nam từ ngày 27-5

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hungary Sulyok Tamas và Phu nhân đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Tổng thống Hungary thăm Việt Nam từ ngày 27-5

Anh trả quần đảo Chagos cho Mauritius sau hơn nửa thế kỷ

Anh quyết định trao trả quần đảo Chagos cho Mauritius, tuy nhiên nước này tuyên bố vẫn giữ quyền kiểm soát căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia.

Anh trả quần đảo Chagos cho Mauritius sau hơn nửa thế kỷ

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Đức triển khai lữ đoàn thiết giáp đầu tiên ở nước ngoài kể từ Thế chiến II

Ngày 22-5, Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã tham dự lễ thành lập Lữ đoàn Thiết giáp số 45 đồn trú tại Lithuania (Litva), đơn vị quân sự thường trực đầu tiên của Đức được triển khai ở nước ngoài kể từ sau năm 1945.

Đức triển khai lữ đoàn thiết giáp đầu tiên ở nước ngoài kể từ Thế chiến II

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Lạm phát lõi tại Nhật Bản tăng vọt trong tháng 4 kéo theo giá gạo cao gấp đôi đã gia tăng áp lực lên BOJ, trong bối cảnh nước này phải cân bằng giữa kiểm soát giá cả và những bất ổn kinh tế từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar