27/07/2012 10:38 GMT+7

Gặp lại tử tù Xiêng Phênh

Thiếu tướng Bun Xu (giám đốc Công an TP Vientiane)
Thiếu tướng Bun Xu (giám đốc Công an TP Vientiane)

TT - Được sự giúp đỡ của cơ quan chức năng hai nước Việt-Lào, chúng tôi đến trại giam thuộc Công an Bôlykhămxay (Lào) tiếp xúc với Xiêng Phênh, trùm ma túy đang đối mặt với án tử hình lần hai.

Hình ảnh đầu tiên khiến tôi bất ngờ là khi vừa rón rén bước ra khỏi cánh cửa sắt trại giam, Xiêng Phênh quỳ xuống chắp hai tay vái lia lịa anh quản giáo trại giam thay cho lời chào.

Phóng to

Vừa ra khỏi cửa sắt nhà giam, Xiêng Phênh tỏ ra rất “lễ phép” với quản giáo - Ảnh: V.T.

Tự tử không thành

Trùm Xiêng Phênh giải thích sở dĩ nói rành rọt tiếng Việt không phải là do học tiếng để buôn ma túy mà “hồi nhỏ ở tỉnh Phongsali, giáp biên giới Việt - Lào nên đã qua sông sang Điện Biên đi học chữ”.

Chính đây là lợi thế về sau được Xiêng Phênh tận dụng triệt để khi tính chuyện bắt tay với đường dây ma túy của Vũ Xuân Trường (nguyên đại úy, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm chống ma túy, phòng 5, C14) và Vũ Hữu Chỉnh (nguyên phó trưởng phòng phòng chống ma túy, phòng 8, Cục Cảnh sát kinh tế) và bị sa lưới tại ngã tư Giảng Võ - Đê La Thành (Hà Nội) năm 1995. Xiêng Phênh bị tuyên án tử hình.

Nhưng anh ta đã thoát án tử hình trước khi ra pháp trường ngày 21-6-1996 do khai ra Vũ Xuân Trường và Vũ Hữu Chỉnh. Tiếp đến, Xiêng Phênh được Chính phủ VN khoan hồng với năm lần giảm án trong 15 năm thụ án. Nhưng khi được trở về nước, Xiêng Phênh không từ bỏ con đường buôn bán ma túy.

Khi nghe câu hỏi này, Xiêng Phênh ngẩng khuôn mặt đầy đặn nhưng trắng bệch lên nói: “Trước đây buôn ma túy nên có nhiều tiền. Sau khi ra tù không biết làm gì để có nhiều tiền như trước nên nhắm mắt liều theo đường cũ”.

Nghề Xiêng Phênh làm sau khi ra tù mà anh ta cho là không có nhiều tiền là nghề... nuôi gà. Xiêng Phênh hùn vốn cùng con gái Chăn Tha Lay mở trang trại gà với hàng trăm con. “Nhưng có lần cả trang trại gà bị trúng dịch. Gà chết là hết tiền. Nhiều khi bị bệnh nhưng không có tiền đi chữa bệnh. Túng thiếu như thế nên phải tìm đường buôn ma túy. Phải làm ăn lớn mới có nhiều tiền” - Xiêng Phênh nói. Đây là nguyên do khiến trùm ma túy nhớ về đường dây cũ, rồi tìm mọi cách tuồn ma túy qua biên giới Việt - Lào.

Tôi hỏi: “Theo đường cũ, ông có sợ bị bắt như lần trước không?”. Xiêng Phênh trả lời: “Lúc đó do ham tiền và nghĩ có nhiều mẹo để tránh công an hai nước “.

Bẵng đi giây lát, bỗng Xiêng Phênh nói như hối hận: “Dù sao tôi cũng đã bị bắt lần thứ hai ngay trên đất Lào”. Nói đoạn, anh ta lại chắp hai bàn tay giơ lên trước mặt chúng tôi: “Tôi sợ đến mức không thở được. Sợ nhất là khi bị bắt. Tôi cắn lưỡi định tự tử nhưng khi miệng sùi bọt mép tôi lại sợ chết” - Xiêng Phênh thú nhận.

Lúc ấy trung tá Nguyễn Xuân Sơn, cán bộ phòng phòng chống ma túy Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh là người trực tiếp quật ngã Xiêng Phênh tại phòng số 7 khách sạn Viêng Thon, tỉnh Bôlykhămxay, khi anh ta đang ngồi chăm chú kiểm túi hàng gồm 39 bánh heroin.

Trung tá Sơn kể: “Do tôi ra đòn quá nhanh nên Xiêng Phênh không có thời gian chống cự ngoài một tiếng kêu thất thanh “chết rồi”. Hai đồng đội của tôi đè sấp y xuống, anh ta lại kêu: “Nhiều người thế này em không trốn được đâu. Em biết em chết rồi, đừng còng tay em nữa”.

Phóng to
Xiêng Phênh tại trại giam Công an Bôlykhămxay (Lào) - Ảnh: Vũ Toàn

“Tôi muốn nhìn thấy vợ con, nhưng...”

Trung tá Ô Khăm lật từng trang ghi chép trong quá trình điều tra về tên trùm này, cho biết: “Con gái của Xiêng Phênh đang bị giam trong trại giam thuộc Công an tỉnh Luang Prabang vì tội buôn bán ma túy đã hai năm nay. Sau khi ra tù, Xiêng Phênh trú tại bản Đồng Cà Lau, quận Xỉ Khọt Tạ Poong, TP Vientiane cùng với con rể. Từ đây anh ta và con rể thiết lập đường dây buôn bán ma túy mới. 39 bánh heroin bị bắt mới đây là hàng do con rể cung cấp. Nguồn hàng của con rể chủ yếu nhập từ Tam giác vàng về. Rất có thể đường dây ma túy mới của hai cha con Xiêng Phênh đã nhiều lần tuồn hàng qua biên giới sang VN và Campuchia”.

...Dưới nắng trời hầm hập nhưng Xiêng Phênh hình như không hề biết nắng nóng. Qua khung cửa sổ của phòng hỏi cung, Xiêng Phênh nhìn về phía cánh cổng trại giam rồi hạ giọng: “Giờ không được ở với vợ con, tôi buồn và bấn loạn hơn lần trước nhiều. Trong thâm tâm tôi muốn người nhà đến thăm nhưng lại không muốn nhìn thấy ai hết vì sợ người nhà thấy cảnh tù tội của tôi họ sẽ khóc lóc, buồn phiền hơn”.

Theo tâm sự của Xiêng Phênh, nhiều đêm trong trại giam anh ta nghĩ nhiều hơn ngủ và thường ngủ không tròn giấc. Nghĩ cảnh con gái Chăn Tha Lay cũng đang ở tù, Xiêng Phênh tỏ vẻ thương con lắm, vì mình mà con gái đi theo con đường tội lỗi này. Xiêng Phênh lại dằn lòng: “Chính cha con tôi đã làm khổ gia đình. Tôi nghĩ nếu mình chưa bị bắt thì không bao giờ tôi đi theo đường cũ. Không có tiền cũng không chết đâu mà sợ. Giờ thì án tử hình đang treo lơ lửng trên đầu tôi. Tôi ân hận nhưng hình như tất cả đã muộn. Cuộc đời tôi đã đến lúc khép lại”.

Gương mặt trẻ của trung tá Ô Khăm - cán bộ phòng cảnh sát Công an Bôlykhămxay (người trực tiếp điều tra vụ án Xiêng Phênh) lấm tấm những giọt mồ hôi. Anh từ tốn nêu câu hỏi: “Thế ước nguyện của bị can lúc này là gì?”.

Xiêng Phênh lại đưa hai bàn tay lên như vái lạy: “Tôi nhớ nhà và rất muốn được ở với vợ và con cháu một vài ngày. Tôi mơ được trở về để nuôi gà kiếm sống. Vì buôn hàng quốc cấm được nhiều tiền mà bị tử hình thì cuộc đời cũng chấm hết”.

“Xiêng Phênh chắc chắn không thoát khỏi cái chết. Sau vụ Xiêng Phênh, chúng tôi vừa bắt 2 tấn cần sa và hơn 1.000 viên ma túy tổng hợp. Mới đây, Ủy ban Phòng chống ma túy Lào đã sửa đổi quy định với nội dung nghiêm khắc hơn trước. Ai tàng trữ, buôn bán 500g heroin, 3kg Methamphetamine hoặc 10kg tiền chất có thể bị tử hình (trước đây quy định tù 10 năm hoặc chung thân). Nạn buôn bán ma túy kiểu trùm Xiêng Phênh đang gia tăng, có tuần bắt bảy vụ. Chúng tôi bắt không xuể. Khổ nỗi nguồn ma túy từ Tam giác vàng về quá nhiều và rất khó kiểm soát. Đây là nguồn ma túy lớn của thế giới, ngăn chặn nó đang là bài toán rất khó. Hiện nạn tàng trữ và buôn bán ma túy ngày càng gia tăng, đặc biệt là xu hướng trồng cây anh túc và cần sa trên những diện tích lớn. Tình trạng này kéo theo tỉ lệ sử dụng và nghiện chất ma túy cũng đang tăng nhanh. Tháng 6-2011, Lào đã phát động chiến dịch phòng chống ma túy nhằm kêu gọi toàn thể xã hội nêu cao trách nhiệm trong phòng, chống, đặc biệt tập trung giáo dục giới trẻ trước mối đe dọa của ma túy. Chúng tôi đang quyết tâm không để Lào trở thành địa bàn trung chuyển ma túy sang các nước tiểu vùng sông Mekong và các quốc gia có chung biên giới như kết luận của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC) mới đây...“.

__________________

Từ khi án tử được tuyên đến khi thi hành án là một khoảng thời gian dài. Đó là thời gian hi vọng của nhiều tử tù, thân nhân và kể cả thành viên hội đồng xét xử: ân giảm án tử!

Kỳ tới: Sự sống từ ân huệ cuối cùng

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Kỳ 1: Kỳ 2: Kỳ 3: Kỳ 4:

Thiếu tướng Bun Xu (giám đốc Công an TP Vientiane)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 5: Học cao hơn, nhiều hơn vì... chưa biết làm gì?

Nhiều sinh viên sau vài tháng nhận bằng tốt nghiệp quyết định quay lại giảng đường để học cao học, văn bằng 2. Ngoài những người đã ấp ủ kế hoạch học tiếp, không ít bạn trở lại trường vì… chưa xin được việc.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 5: Học cao hơn, nhiều hơn vì... chưa biết làm gì?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Không ít sinh viên ra trường tạm cất tấm bằng cử nhân vào tủ, chọn làm công việc quen thuộc từ thời sinh viên để trang trải cuộc sống.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Trên những con thuyền tròng trành, các ngư dân làm nghề câu ở Đà Nẵng chọn khoảng trời tự do của riêng mình.

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc làm.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar