19/08/2020 11:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Gạo xuất khẩu tăng giá: đừng vui quá

TRẦN MẠNH
TRẦN MẠNH

TTO - Thường gạo Việt Nam được định giá thấp hơn so với gạo Thái bởi chất lượng và uy tín thương mại. Nay giá gạo Việt vượt lên, có nhiều ý kiến cho rằng nên vui thôi, đừng vui quá và còn nhiều điều cần nghĩ tới.

Gạo xuất khẩu tăng giá: đừng vui quá - Ảnh 1.

Gạo được chuyển lên tàu ở miền Tây chuẩn bị đem đi xuất khẩu - Ảnh: B.ĐẤU

Sau khi bán giá thấp hơn giá gạo Thái Lan khoảng 50 USD/tấn vào đầu năm, giá gạo Việt Nam đã dần thu hẹp khoảng cách và lần vượt qua giá gạo Thái vào nửa đầu tháng 8-2020.

Có thể là chiến lược của người Thái?

Nhiều chuyên gia cảnh báo, giá gạo Việt Nam hiện nay cao hơn gạo Thái Lan khoảng 10 USD/tấn chỉ là ngắn hạn và cần lo lắng nhiều hơn là mừng vui quá mức. 

Đây không phải là lần đầu tiên giá gạo của Việt Nam cao hơn gạo của Thái Lan, Ấn Độ. Việc giá bán tính theo tuần hay theo tháng cao hơn các quốc gia cạnh tranh chịu tác động bởi yếu tố bên ngoài nhiều hơn là do chất lượng gạo của Việt Nam. Và thông thường sau khi giá lên cao hơn gạo Thái thì chúng ta thường bước vào giai đoạn khó bán hơn so với trước.

Ông Nguyễn Đình Bích, chuyên gia phân tích thị trường gạo nhiều năm qua, cho rằng người mua trên thế giới ai cũng biết gạo Thái Lan là gạo lúa mùa, tới 6 tháng/vụ trong khi lúa ở Việt Nam là 3 tháng/vụ. Do đó, gạo Thái được đánh giá cao hơn về chất lượng so với gạo Việt Nam nếu cùng chủng loại. 

"Gạo ngon bán giá thấp hơn thì người mua sẽ chọn bên nào? Nếu gạo Thái Lan giá thấp hơn gạo Việt Nam đương nhiên là khách hàng sẽ bỏ gạo Việt Nam để chuyển sang gạo Thái. Đây là chiến lược để bán gạo của Thái Lan khi họ tính toán việc phải bán nhiều gạo hơn và chấp nhận giảm giá xuống. Việt Nam không cẩn thận sẽ khó kiếm được hợp đồng trong các tháng cuối năm", ông Bích cảnh báo.

Theo ông Bích, cách đây hơn một tháng Malaysia đã quay sang Ấn Độ nhập khẩu hơn 100.000 tấn dù việc vận chuyển và chi phí vận chuyển từ Ấn Độ về Malaysia là cao hơn nhiều so với Việt Nam. Gạo của Việt Nam khi đó cao hơn gạo Ấn Độ gần 100 USD/tấn.

Việt Nam cần theo dõi sát

Một chuyên gia nghiên cứu thị trường lúa gạo (đề nghị không nêu tên) cho rằng nhìn cách định giá gạo của Thái Lan từ đầu năm đến nay cho thấy họ chủ động và có chiến lược. 

Tháng 1-2020, gạo 5% tấm của họ khoảng 420 USD/tấn, cao hơn 50 USD/tấn so với gạo Việt Nam. 

Khi Việt Nam tạm ngưng xuất khẩu, gạo 5% tấm Thái Lan tăng đột biến, lên 550 USD/tấn. Tháng 6, Thái Lan bắt đầu giảm giá gạo và tới tháng 8 thì gạo Thái Lan đã thấp hơn gạo Việt Nam.

"Thái Lan đã tranh thủ xuất được gạo giá cao trong những tháng đầu năm, sau đó họ đánh giá nhiều nước nhập khẩu đã tăng mua dự trữ vì lo ngại COVID-19 nên sẽ giảm mua vào cuối năm. Họ cũng chứng kiến lượng xuất khẩu trong sáu tháng thấp nhất trong 20 năm qua. Giá gạo Thái giảm thấp hơn gạo Việt Nam là chiến lược của họ, Việt Nam cần lưu tâm", vị chuyên gia này nêu quan điểm.

Các chuyên gia cũng cho rằng lý do gạo Việt Nam cao hơn gạo Thái là do gạo ST24 của Việt Nam đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, và tác động của EVFTA cũng không rõ ràng và có thể là sự trùng hợp. Gạo ST24 của Việt Nam chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong gạo xuất khẩu. 

EU cũng chỉ cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn/năm, chỉ hơn 1% lượng gạo của Việt Nam hằng năm là không đáng kể để tăng giá.

Vì vậy, vẫn tranh thủ bán giá cao hiện nay, nhưng ngành gạo Việt Nam cần theo sát nhu cầu và diễn biến thương mại gạo thế giới để điều chỉnh hợp lý. Điều này tốt hơn là chủ quan chỉ cho rằng gạo Việt tăng giá là do chúng ta đã làm tốt hơn Thái Lan về giống và chất lượng.

Giá cao nhất

Giá gạo chào bán (tham khảo) của Việt Nam hiện nay là 485 USD/tấn (loại 5% tấm) trong khi gạo cùng loại của Thái là 475 USD/tấn. Việc vượt qua giá gạo của Thái Lan cũng giúp giá gạo của Việt Nam cao hơn các quốc gia cạnh tranh khác như Ấn Độ (đang bán 380 USD/tấn, 5% tấm), Myanmar (450 USD/tấn, 5% tấm)... Giá gạo phân loại theo phẩm cấp (% tấm) của Việt Nam đang ở mức cao nhất trong số các quốc gia xuất khẩu gạo.

Vì sao giá gạo Việt cao hơn Thái Lan?

TTO - Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 3 "cường quốc" xuất khẩu gạo trên thế giới là Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Việt Nam đang ở mức cao nhất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản

Lâm Đồng đề xuất Chính phủ cho phép giữ lại 50% nguồn thu từ khoáng sản, xin cơ chế đặc thù để phát triển hạ tầng và kêu gọi đầu tư sau sáp nhập với Bình Thuận, Đắk Nông.

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar