03/09/2017 12:30 GMT+7

Ga xe lửa: Nên dời hay giữ?

NHÓM PV
NHÓM PV

TTO - Việc dời hay không dời ga xe lửa ra ngoại thành đã thu hút nhiều ý kiến tranh luận trái nhiều.

Ga xe lửa: Nên dời hay giữ? - Ảnh 1.

Từ năm 2008, UBND TP.HCM đã có văn bản đề nghị di dời ga Sài Gòn (Q.3), ga Bình Triệu (Q.Thủ Đức) về ga Dĩ An (tỉnh Bình Dương).

Ông Phạm Duy Nghĩa - người dân cư ngụ ở Q.Gò Vấp cho rằng sau khi di dời ga Sài Gòn, cần tận dụng đoạn đường sắt này trở thành đường bộ. Bởi vì việc xây dựng đường sắt trên cao sẽ phải di dời giải tỏa nhà cửa, gây xáo trộn cuộc sống của người dân.

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa - chuyên gia quản lý đô thị - cũng đặt vấn "Tại sao có chủ trương di dời các trường đại học ra khỏi trung tâm, các bệnh viện trong nội ô không được cấp giấy phép xây dựng mới, chợ đầu mối và bến xe phải dời đi... nhưng ga xe lửa Sài Gòn không di dời?"

Tuy nhiên, quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến sau năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 8-4-2013 vẫn giữ ga Sài Gòn ở vị trí hiện nay. Trong đó, đường sắt quốc gia đoạn từ ga Bình Triệu về ga Sài Gòn sẽ được xây dựng trên cao và phía dưới là các đường bộ hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa cho rằng việc xây dựng tuyến trên cao này khá tốn kém, phải đầu tư kỹ thuật phức tạp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân sống xung quanh, không gây tiếng ồn. Và hơn thế nữa là phải cắt xén hàng ngàn nhà dân dọc hai bên đường sắt để đảm bảo việc xây cầu bêtông làm bệ đỡ cho tàu chạy trên cao. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tám - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho rằng việc xây dựng tuyến đường sắt trên cao này hiệu quả bởi khổ đường sắt quốc gia có cùng khổ đường sắt đô thị nên sử dụng chung. Theo đó, TP.HCM sẽ kết nối các tuyến đường sắt đô thị đi lại trên tuyến đường này.

Một khối bêtông đen thui, lừng lững chạy dài hơn 10km qua bốn quận của TP.HCM là hình ảnh bức bối, khó chịu, gây hạn chế tầm nhìn.

Việc xây dựng tuyến đường sắt trên cao này hiệu quả bởi khổ đường sắt quốc gia có cùng khổ đường sắt đô thị nên sử dụng chung. TP.HCM sẽ kết nối các tuyến đường sắt đô thị đi lại trên tuyến đường này.

Ga xe lửa: Nên dời hay giữ? - Ảnh 4.

Tại Hà Nội, thiếu tướng Phạm Xuân Bình, phó giám đốc Công an Hà Nội cho rằng nếu không thể di dời ga ra khỏi nội thành, việc cần phải làm là cơ quan chức năng cùng doanh nghiệp nghiên cứu để đầu tư xây dựng hệ thống đường ray đi ngầm hoặc đi trên cao đối với tuyến từ ga trung tâm ra tới vùng ngoại thành.

Nếu không thể di dời ga ra khỏi nội thành, việc cần phải làm là nghiên cứu xây dựng hệ thống đường ray đi ngầm hoặc đi trên cao với tuyến từ ga trung tâm ra ngoại thành.

Thiếu tướng Phạm Xuân Bình

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông, ga Hà Nội ở vị trí hiện tại vẫn là ga trung tâm trung chuyển của tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông công cộng khác. Ít nhất có 2 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội được quy hoạch kết nối trực tiếp với ga Hà Nội là tuyến số 3 Nhổn - ga Hà Nội (đang thi công), tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi.

Để giải quyết tình trạng giao cắt cùng mức giữa đường sắt với đường bộ trong nội thành Hà Nội, quy hoạch GTVT Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt đô thị số 1 xuyên tâm Yên Viên - Ngọc Hồi đi trên cao, chạy chung đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia. Tuyến số 1 hoàn thành thì tàu vào ra ga Hà Nội đi trên cao hoàn toàn, không giao cắt cùng mức với đường bộ nên giao thông đường bộ không bị gián đoạn khi chạy tàu.

Ga Hà Nội ở vị trí hiện tại vẫn là ga trung tâm trung chuyển của tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông công cộng khác.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông

Theo ông Đông, Thủ tướng cũng vừa cho phép tiếp tục triển khai dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 vốn bị tạm dừng sau khi xảy ra vụ Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đưa hối lộ một số cán bộ đường sắt từ năm 2014. Phía Nhật Bản cũng cam kết tiếp tục cho vay vốn ODA để thực hiện dự án. 

Ông Đông cho biết thêm theo quy hoạch, sau này tàu lửa đi vào thành phố chỉ là tàu chở khách. Tàu chở hàng sẽ đi theo các tuyến đường sắt vành đai. Hiện nay đã có tuyến vành đai phía tây từ Ngọc Hồi đi Hà Đông qua cầu Thăng Long sang Đông Anh. Trong tương lai, quy hoạch đề ra việc xây mới tuyến đường sắt vành đai phía đông Hà Nội từ Ngọc Hồi vượt sông Hồng sang Gia Lâm về ga Yên Viên đi Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, cần giải pháp nào cho ga xe lửa trong điều kiện hiện nay?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

NHÓM PV

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 9, bổ sung nhiều nội dung quan trọng

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 9. Trong đó, dự kiến kỳ họp sẽ bế mạc sớm hơn.

Quốc hội điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 9, bổ sung nhiều nội dung quan trọng

CSGT sát hạch lái xe tại TP.HCM: Nhiều thuận lợi, nỗ lực giải quyết hơn 119.000 hồ sơ tồn đọng

Sáng 14-5, Phòng cảnh sát giao thông (CSGT - PC08) Công an TP.HCM tổ chức sát hạch lái xe đợt đầu tiên cho 200 học viên tại Trung tâm sát hạch lái xe Hóc Môn, huyện Hóc Môn.

CSGT sát hạch lái xe tại TP.HCM: Nhiều thuận lợi, nỗ lực giải quyết hơn 119.000 hồ sơ tồn đọng

Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp tục đôn đốc giải ngân đầu tư công

Chủ tịch Nguyễn Văn Được yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương phải đề cao trách nhiệm, chịu trách nhiệm giải ngân đầu tư công.

Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp tục đôn đốc giải ngân đầu tư công

Thời tiết hôm nay 15-5: Nam Bộ mưa chiều, Bắc Bộ mưa đêm

Hôm nay 15-5, các tỉnh thành Bắc Bộ và Nam Bộ thời tiết có mưa to vài nơi, mưa tập trung từ chiều tối đến sáng.

Thời tiết hôm nay 15-5: Nam Bộ mưa chiều, Bắc Bộ mưa đêm

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao UBND huyện Đông Anh chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin 'Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân' mà báo Tuổi Trẻ phản ánh.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Ông Lê Ngọc Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về chuyện mang chim trời đến quán cà phê và việc chứng minh nguồn gốc của chim.

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar