03/09/2017 11:20 GMT+7

Giữ nguyên hay dời ga Sài Gòn khỏi nội thành?

NHÓM PHÓNG VIÊN
NHÓM PHÓNG VIÊN

TTO - Hàng chục năm qua đã có nhiều ý kiến về việc di dời ga Sài Gòn ra ga Bình Triệu và dự án giữ lại ga Sài Gòn bằng việc xây dựng đường trên cao. Giải pháp nào khả thi cho ga Sài Gòn?

Video: NAM TRẦN

Kẹt xe vì tàu "xình xịch" ngang đường

Đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn TP.HCM dài khoảng 14km, cắt ngang 20 điểm đường bộ có người gác và 6 đường ngang cảnh báo tự động. 

Bình thường mỗi ngày có khoảng 20 chuyến tàu đi và đến ga Sài Gòn (tức ga Hòa Hưng). Những ngày lễ tăng lên 30 chuyến, cao điểm Tết Nguyên đán lên đến 42 chuyến/ngày.

Điểm giao cắt quốc lộ 13 - Kha Vạn Cân (Q.Thủ Đức) với đường ray xe lửa luôn ùn ứ, kẹt xe mỗi khi tàu đi qua, bởi đây là tuyến đường quan trọng ở phía đông bắc TP.HCM, xe ra vào bến xe Miền Đông phần lớn đi qua đây.

Tương tự tại giao lộ Hoàng Văn Thụ với đường sắt (Q.Phú Nhuận), đường hẹp nên mỗi khi có tàu đi qua, phải mất gần 10 phút sau giao thông mới thông thoáng trở lại. 

Căng thẳng hơn là nơi đường tàu giao với đường Nguyễn Văn Trỗi (Q.Phú Nhuận) - trục đường chính để đi về trung tâm TP.HCM và ngược lại là vào sân bay Tân Sơn Nhất. Mỗi khi nhường đường cho tàu lửa chạy qua, nhiều người đi ra sân bay lo lắng sợ trễ giờ.

Giữ nguyên hay dời ga Sài Gòn khỏi nội thành? - Ảnh 2.

Đồ họa: VIỆT THÁI

Dời ga về Bình Dương hay làm đường sắt trên cao?

Dời ga là đề nghị của UBND TP.HCM trong văn bản góp ý với Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2008 về dự thảo chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050: Dời ga Sài Gòn (Q.3), ga Bình Triệu (Q.Thủ Đức) về ga Dĩ An (tỉnh Bình Dương).

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa - chuyên gia quản lý đô thị - ủng hộ phương án này: "Tại sao có chủ trương di dời các trường đại học ra khỏi trung tâm, các bệnh viện trong nội ô không được cấp giấy phép xây dựng mới, chợ đầu mối và bến xe phải dời đi... nhưng ga xe lửa Sài Gòn không di dời?"

Giữ nguyên hay dời ga Sài Gòn khỏi nội thành? - Ảnh 3.

Đồ họa: VIỆT THÁI

Tuy nhiên, trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến sau năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt ngày 8-4-2013, ga Sài Gòn vẫn được giữ ở vị trí hiện nay. 

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn là một đại diện cho quan điểm này: Một đoàn tàu ra hoặc vào TP.HCM có thể chuyên chở gần 1.000 hành khách vào tận khu trung tâm. 

Khách đi tàu rất thuận lợi khi đến ga Sài Gòn, thay vì phải mất thời gian, chi phí để đi từ nội thành đến một ga ở ngoại ô hoặc ngược lại.

Chưa kể, dời ga Sài Gòn nghĩa là dời một khối lượng lớn các công trình phụ trợ phục vụ chạy tàu của 7 công ty, xí nghiệp với lực lượng lao động gần 3.000 người làm công tác sửa chữa đầu máy, toa xe...

Di dời ga hay để ga ở trung tâm thành phố đều có ưu và nhược điểm nhất định. Nếu để nhà ga ở trong trung tâm mà làm một cách bài bản, có điều chỉnh tích hợp với phát triển đô thị thì sẽ tạo ra nhiều thuận lợi hơn.

ThS VŨ ANH TUẤN, ĐH Giao thông vận tải

Cũng theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM nêu trên, đoạn từ ga Bình Triệu về ga Sài Gòn sẽ được xây dựng trên cao. Cuối tháng 5-2017, UBND TP.HCM đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải đầu tư dự án này.

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa không đồng tình với đường trên cao: "Việc xây dựng này khá tốn kém, phải đầu tư kỹ thuật phức tạp đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tiếng ồn. Hơn thế nữa là phải cắt xén hàng ngàn nhà dân dọc hai bên đường sắt để đảm bảo việc xây cầu bêtông làm bệ đỡ cho tàu chạy trên cao. 

Ngoài ra, một khối bêtông đen thui, lừng lững chạy dài hơn 10km qua 4 quận của TP.HCM là hình ảnh bức bối, khó chịu, gây hạn chế tầm nhìn".

Ông Nguyễn Văn Tám - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM có quan điểm trái ngược: "Việc xây dựng tuyến đường sắt trên cao này là hiệu quả, vì khổ đường sắt quốc gia cả cùng khổ đường sắt đô thị, có thể kết nối để sử dụng chung".

Tuy vậy, dự án đường trên cao vào ga Sài Gòn đến giờ vẫn đang "án binh bất động".

Giữ nguyên hay dời ga Sài Gòn khỏi nội thành? - Ảnh 5.

Đồ họa: VIỆT THÁI

Ở Hà Nội, tại hội nghị về công tác an toàn giao thông do UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 8-8, thiếu tướng Phạm Xuân Bình, phó giám đốc Công an Hà Nội, cũng đề xuất Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cho di dời đường sắt ra khỏi nội ô.

Theo ông Bình, địa điểm di dời có thể là xuống huyện Thường Tín hoặc qua bên kia sông Hồng.

Ông Bình cho biết tình hình tai nạn đường sắt đang diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân là do hệ thống đường sắt nội ô có rất nhiều đường bộ cắt ngang khiến công tác bảo đảm an toàn giao thông hết sức khó khăn.

Tong khi đó, dự án di dời ga Đà Nẵng (nằm ở phường Tân Chính, quận Thanh Khê) ra khỏi nội thành đang được Đà Nẵng xúc tiến làm sớm.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết theo dự kiến ga đường sắt sẽ di dời bắt đầu từ năm 2020. Tuy nhiên, xét thấy tính cấp bách của công trình trọng điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân nên vừa qua Bộ GTVT và UBND TP Đà Nẵng đã họp bàn với quyết tâm làm sớm hơn. Sẽ xây dựng nhà ga mới ở phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tăng tốc giải quyết gần 120.000 hồ sơ sát hạch lái xe tồn đọng

TP.HCM còn tồn đọng gần 120.000 hồ sơ đăng ký sát hạch lái xe. Sắp tới, việc tổ chức sát hạch như thế nào để vừa giải quyết hồ sơ cũ, vừa phục vụ người dân đăng ký sát hạch mới một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất?

Tăng tốc giải quyết gần 120.000 hồ sơ sát hạch lái xe tồn đọng

Thời tiết hôm nay 16-5: Nắng nóng quay lại Nam Bộ nhưng chiều tối vẫn mưa

Hôm nay 16-5, thời tiết các tỉnh Bắc Bộ mưa rào đến mưa to. Nam Bộ nắng, chiều tối mưa rào kèm dông sét nguy hiểm.

Thời tiết hôm nay 16-5: Nắng nóng quay lại Nam Bộ nhưng chiều tối vẫn mưa

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Đó là thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM về xử lý, khắc phục tình trạng bảng thông tin ở hàng trăm nhà chờ xe buýt trên địa bàn bị hư hỏng, không hiển thị thông tin.

170 bảng thông tin xe buýt hỏng, tháng 7-2025 khắc phục xong

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar