09/12/2024 13:31 GMT+7

FDA cấm chất tạo màu thực phẩm đỏ nhân tạo

Theo NBC News, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có thể sẽ tiến hành cấm chất tạo màu thực phẩm đỏ nhân tạo. Đây là loại chất tạo màu được tìm thấy trong đồ uống, đồ ăn nhẹ, ngũ cốc và kẹo.

FDA cấm chất tạo màu thực phẩm đỏ nhân tạo - Ảnh 1.

Một số chất nhuộm được phép sử dụng trong thực phẩm ở Hoa Kỳ đã bị cấm hoặc yêu cầu dán nhãn cảnh báo tại các quốc gia khác - Ảnh: NBC News

Tại cuộc họp của Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Lương hưu Thượng viện vừa qua, ông Jim Jones, phó ủy viên phụ trách thực phẩm của FDA, cho biết đã hơn một thập kỷ kể từ khi mức độ an toàn của chất tạo màu tổng hợp Red No. 40 được đánh giá lại.

"Với Red 3, chúng tôi hiện có kiến nghị yêu cầu thu hồi ủy quyền sử dụng chất này, và hy vọng rằng trong vài tuần tới, chúng tôi sẽ hành động dựa trên kiến nghị đó", ông nói.

FDA cấm chất tạo màu gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Ông Frank Pallone Jr., thành viên cấp cao của Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện từ bang New Jersey, cũng kêu gọi FDA cấm Red No. 3, một chất làm từ dầu mỏ, tạo cho thực phẩm và đồ uống màu đỏ tươi bắt mắt.

"Khi mùa lễ hội đang diễn ra và những món ngọt tràn ngập, thật đáng sợ khi chất hóa học này vẫn đang ẩn trong các thực phẩm mà chúng ta và con cái chúng ta tiêu thụ", ông Pallone viết trong một lá thư gửi tới cơ quan này.

Ông Robert F. Kennedy Jr., người được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử làm bộ trưởng Y tế, đã tuyên bố rằng chất tạo màu thực phẩm gây ung thư, nhưng không nói rõ ông sẽ làm gì nếu được phê chuẩn vào vị trí trong nội các, nếu có, liên quan đến chất tạo màu thực phẩm nhân tạo ở Hoa Kỳ.

"Một số bộ phận như bộ phận dinh dưỡng trong FDA phải bị loại bỏ, vì họ không làm tròn trách nhiệm, họ không bảo vệ con cái chúng ta", ông Kennedy nói với NBC News vào tháng 11. FDA hiện quản lý hơn ba phần tư nguồn cung thực phẩm của Hoa Kỳ.

Tất cả các chất tạo màu phải được FDA phê duyệt trước khi sử dụng trong thực phẩm được bán tại Hoa Kỳ. Hiện có 36 chất tạo màu được FDA phê duyệt, trong đó có 9 loại là thuốc nhuộm tổng hợp, bao gồm hai loại màu đỏ hiện đang bị giám sát chặt chẽ.

Một số thuốc nhuộm tương tự được sử dụng trong thực phẩm cũng được sử dụng trong dược phẩm, nhưng chúng được phê duyệt riêng biệt cho từng mục đích sử dụng. 

Năm 1990, FDA đã cấm Red No. 3, còn gọi là erythrosine, trong mỹ phẩm và thuốc bôi ngoài da theo điều khoản Delaney, vì chất hóa học này được chứng minh là gây ung thư ở liều cao trong thử nghiệm trên chuột.

Nhiều chất nhuộm đã bị cấm sử dụng hoặc có nhãn cảnh báo

Một số chất nhuộm được phép sử dụng trong thực phẩm ở Hoa Kỳ đã bị cấm hoặc yêu cầu dán nhãn cảnh báo tại các quốc gia khác. 

Liên minh châu Âu yêu cầu dán nhãn cảnh báo trên các sản phẩm chứa ba chất tạo màu nhân tạo được phê duyệt tại Hoa Kỳ gồm Yellow No. 5, còn gọi là tartrazine; Red No. 40, còn gọi là E129 hoặc Allura Red AC và Yellow No. 6, gọi là sunset yellow hoặc E110. Nhãn cảnh báo yêu cầu chỉ rõ rằng chất phụ gia này "có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động và sự chú ý ở trẻ em".

"Có một nguyên tắc gọi là nguyên tắc phòng ngừa, nghĩa là chọn an toàn hơn là hối tiếc", ông Jerold Mande, giáo sư dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan, đồng thời là cố vấn cấp cao và cựu phó tổng thư ký về An toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cho biết.

Các quốc gia khác không muốn mạo hiểm, ngay cả khi dữ liệu về tác hại tiềm năng chưa được kết luận, ông nói. 

"Các chất tạo màu thực phẩm này chỉ có một chức năng duy nhất trong thực phẩm, đó là làm chúng trông đẹp mắt để chúng ta muốn mua. Đó là một công cụ tiếp thị", ông Thomas Galligan, nhà khoa học chính về phụ gia thực phẩm và thực phẩm bổ sung tại Trung tâm Khoa học vì lợi ích công cộng, cho biết.

Một số chuyên gia và các nhóm vận động người tiêu dùng cho rằng có đủ bằng chứng cho thấy một số chất tạo màu có thể gây hại, đặc biệt đối với trẻ em, để đề xuất lệnh cấm. Tuy nhiên, FDA vẫn duy trì quan điểm rằng các màu thực phẩm nhân tạo mà họ đã phê duyệt là an toàn khi được sử dụng theo khuyến cáo của cơ quan này.

"Điều đáng lo ngại nhất là chúng ta nghiên cứu quá ít để hiểu rõ tác hại", ông Mande cho biết ám chỉ các nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ.

FDA: Công ty dược lớn thứ 2 Ấn Độ sản xuất thuốc mất vệ sinh

Aurobindo Pharma, công ty dược phẩm lớn thứ hai của Ấn Độ tính theo doanh thu, bị FDA của Mỹ phát hiện nhiều sai sót nghiêm trọng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Tin tức đáng chú ý: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới; TP.HCM 1.353 sản phẩm rau củ, trái cây tham gia chương trình kiểm soát chất lượng; Gia tăng số trẻ em dậy thì sớm...

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc thực hiện rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả.

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar