15/08/2024 20:01 GMT+7

Đường qua trung tâm thị trấn tan nát hơn 5 năm, dự án chưa rục rịch

Tuyến đường qua trung tâm thị trấn Hà Lam (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) xuống cấp trầm trọng. Người dân phải sống chung với tình trạng "ổ gà, ổ voi" suốt thời gian dài.

Tuyến đường Tiểu La qua trung tâm thị trấn Hà Lam (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) nát như tương từ nhiều năm nay - Ảnh: TUẤN KIỆT

Tuyến đường Tiểu La qua trung tâm thị trấn Hà Lam (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) nát như tương từ nhiều năm nay - Ảnh: TUẤN KIỆT

Gần 1km đường "đau khổ"

Tuyến đường Tiểu La đoạn từ cống Tư Thiết nối tới xã Bình Quý (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng nhiều năm nay.

Tuyến đường dài gần 1km đầy "ổ gà, ổ voi", nhiều đoạn mặt đường tan nát, người dân qua lại rất khó khăn. Chưa kể trời mưa nước đọng thành vũng lớn, xe cộ qua lại phải nhích từng chút một.

Chị Như Nguyệt (người dân sống trên đường này) cho biết vì đường xuống cấp nghiêm trọng nên mùa nắng thì bụi bay mù mịt, còn đến mùa mưa thì ngập bùn đất và hố sâu.

"Tai nạn xảy ra trên đoạn đường này hằng tuần. Tuần trước mới có một vụ té xe do lọt ổ gà. Ai không quen đường rất dễ té vì nhìn đâu cũng thấy ổ gà, ổ voi, không biết tránh đường nào", chị Nguyệt kể.

Đáng nói đây là tuyến đường từ trung tâm thị trấn lên các xã phía tây của huyện và kết nối với quốc lộ 14E, nên mật độ lưu thông rất lớn.

Đường xấu nhưng không có biển báo nguy hiểm hay cảnh báo cho xe cộ qua lại. Người dân địa phương phải tự tìm cách khắc phục tạm thời bằng cách đổ đất, đá vào các hố trên đường để xe không sụp hố sâu.

Đoạn đường kết nối huyện với quốc lộ hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân - Ảnh: TUẤN KIỆT

Đoạn đường kết nối huyện với quốc lộ hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân - Ảnh: TUẤN KIỆT

Phê duyệt dự án 4 năm nhưng chưa xong mặt bằng

Nhiều năm xuống cấp, dự án cải tạo và mở rộng tuyến đường Tiểu La đã được phê duyệt đầu tư cải tạo. Năm 2020, UBND huyện Thăng Bình phê duyệt, sau đó điều chỉnh dự án với kinh phí khoảng 20 tỉ đồng. Dự án có chiều dài 840m, mặt cắt ngang 14,5m, vỉa hè 2m.

Theo lãnh đạo UBND huyện Thăng Bình, nguyên nhân chính khiến dự án chậm tiến độ là do vướng giải phóng mặt bằng. Liên quan đến dự án có 161 trường hợp bị ảnh hưởng mặt bằng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Phan Thị Nhi - phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình - cho biết năm 2020 dự án được phê duyệt thì xảy ra dịch COVID-19.

Khi huyện tiến hành các phương án bồi thường thì nhiều người dân không đồng thuận khiến dự án phải tạm dừng.

"Hiện còn 26 trường hợp hồ sơ đất của người dân thị trấn Hà Lam và xã Bình Quý chưa thể bồi thường. Trong đó có trường hợp chưa đủ hồ sơ, có trường hợp chưa đồng ý với phương án đưa ra.

Sắp tới huyện sẽ giải quyết rốt ráo với các trường hợp này, không để dự án kéo dài ảnh hưởng đến đời sống người dân", bà Nhi cho biết.

Dù đã được phê duyệt dự án 4 năm nay, nhưng việc cải tạo đường chưa thể thực hiện vì vướng mặt bằng - Ảnh: TUẤN KIỆT

Dù đã được phê duyệt dự án 4 năm nay, nhưng việc cải tạo đường chưa thể thực hiện vì vướng mặt bằng - Ảnh: TUẤN KIỆT

Dự án nâng cấp đường thi công chậm khiến mặt đường tan nát

TTO - Nhiều người dân phản ánh đường Cao Lỗ (Q.8, TP.HCM) mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Toàn bộ tuyến đường hư hỏng, chi chít ổ gà do việc thi công các công trình trên tuyến đường này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar