06/02/2013 22:10 GMT+7

Dựng nêu đón tết ở đảo Lý Sơn

Dựng nêu ngày tết đã thành một nét đẹp văn hóa ở Lý Sơn - Ảnh: Võ Minh
Dựng nêu ngày tết đã thành một nét đẹp văn hóa ở Lý Sơn - Ảnh: Võ Minh

TTO - Cứ đến ngày 23 và 24 tháng chạp âm lịch, trên đất đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - quê hương đội hùng binh Hoàng Sa - người dân địa phương lại tổ chức nghi thức truyền thống dựng nêu tại các tòa dinh miếu.

Phóng to

Nghi thức dựng nêu, dựng cờ tại Bổn Lân, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn lúc 24 giờ đêm 23 tháng chạp - Ảnh: Võ Minh

0g đêm 23 tháng chạp âm lịch. Âm Linh Tự - nơi thờ tự những bậc tiền nhân anh dũng hi sinh khi tự nguyện gia nhập đội hùng binh Hoàng Sa dong thuyền vươn ra Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc và bảo vệ chủ quyền từ hàng trăm năm trước - đã chật kín người. Cư dân đảo Lý Sơn tụ họp về đây để lo mọi vật tế lễ, chuẩn bị dựng cây nêu truyền thống ngày tết.

4g sáng 23 tháng chạp, cây nêu chính thức được dựng lên tại vị trí trước sân chính của Âm Linh Tự. Trên thân mỗi cây nêu có biểu tượng con chim công mà theo lý giải của các bậc cao niên ở Lý Sơn như cụ Trần Ngọc Thọ, người xã An Vĩnh, theo tín ngưỡng dân gian miền biển của vùng là để đuổi yêu, trừ ma.

“Nghinh xuân - mộc điểu - thượng kỳ”. Theo cách giải thích ngắn gọi của người dân đất đảo thì mừng xuân thì dựng cây nêu và cây cờ. Song song với cây nêu thì còn một cây cờ, một lá cờ Tổ quốc và một lá cờ đại. Ông Trần Mười kể: “Từ xưa đến nay, tết cổ truyền phải dựng cây nêu này để cầu năm mới mọi người được bình an, sức khỏe và làm ăn tài lộc”.

“Tết nào cũng làm nghi thức này. Không biết tục dựng nêu ngày tết này có từ bao giờ nhưng chỉ biết đã tồn tại trên đất đảo từ rất lâu. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác nên mãi mãi không mất đi”, cụ Võ Văn Hoàng nói.

“Biểu tượng con chim công được treo trên thân cây nêu với hi vọng xua đi những gì kém may mắn để cầu mong một năm mới tốt đẹp, vạn sự như ý, phò cho gia đình an cư lạc nghiệp. Bởi vậy nên thường gọi nhất điểu. Tết thì phải "dựng đu lên phướn". Tức trồng cây đu và lên cây nêu. Trước đây có cây đu nhưng giờ không còn trồng cây đu nhưng cây nêu thì phải có. Thiếu là tuyệt đối không được”, cụ Thọ giải thích thêm.

Từ 20 tháng chạp âm lịch trở đi, trên đảo Lý Sơn diễn ra tục dựng cây nêu. Nơi dựng nêu sớm nhất là ở lăng Lăng Tân, xã An Vĩnh - nơi thờ tự ngài đại tướng Nam Hải (theo cách gọi của ngư dân miền biển). Ở lăng Lăng Tân, cây nêu được dựng vào ngày 20 tháng chạp âm lịch vì đây là ngày kỵ của của “ông Nam Hải”. Sau đó, đến 0g sáng 24 tháng chạp, tất cả 24 tòa dinh miếu trên toàn đất đảo Lý Sơn mới bắt đầu đồng loạt dựng nêu.

Theo phân cấp, những dinh miếu nào lớn được dựng trước, phân cách thứ bậc hẳn hoi. Cây nêu dựng ở các dòng tộc trên đảo thường phải đến 29 tháng chạp âm lịch (nếu là tháng thiếu) và 30 tháng chạp âm lịch mới dựng.

Khi những cây nêu được dựng lên, trong các dinh miếu, đình làng thường xuyên diễn ra các lễ cúng theo phong tục của người Lý Sơn. Những người có uy tín nhất của làng đứng ra làm chủ lễ trong lễ tế.

Đây là dịp để con cháu, dòng tộc tiền hiền, hậu hiền trên đảo tưởng nhớ bậc cha ông đã mãi mãi nằm lại giữa biển khơi trong hành trình dong thuyền vươn ra Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc và bảo vệ chủ quyền từ hàng trăm năm về trước nhân ngày tết cổ truyền dân tộc.

Lễ cúng còn cầu nguyện cho một năm mới quốc thái dân an, nông đắc tài, ngư đắc lợi. Sau lễ cúng, người trong làng ngồi quanh các tòa dinh miếu cùng nhau bàn tính chuyện làm ăn sang năm mới. Việc hàn huyên ở đây thường kéo dài đến tận khi hạ cây nêu. Thường vào thời gian từ mùng 7 tết đến ngày 15 tháng giêng âm lịch.

Nét đẹp văn hóa ngày tết với những tập tục rất riêng của người dân đất đảo Lý Sơn vẫn cứ trường tồn như vậy vào mỗi độ tết đến xuân về.

Phóng to

Dựng nêu ngày tết đã thành một nét đẹp văn hóa ở Lý Sơn - Ảnh: Võ Minh

Phóng to

Phút tưởng nhớ tổ tiên, cầu an sau khi dựng nêu - Ảnh: Võ Minh

Phóng to

Hình tượng con chim công treo trên thân cây nêu cầu mong sự may mắn trong năm mới - Ảnh: Võ Minh

Dựng nêu ngày tết đã thành một nét đẹp văn hóa ở Lý Sơn - Ảnh: Võ Minh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Quán cà phê 400 tuổi đóng cửa vì không theo nổi trend TikTok

Một quán cà phê có bề dày lịch sử suốt 400 năm ở Amsterdam (Hà Lan) sắp đóng cửa vì không thể cạnh tranh lại các hàng quán nổi lên nhờ TikTok.

Quán cà phê 400 tuổi đóng cửa vì không theo nổi trend TikTok
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar