08/05/2017 10:19 GMT+7

Đừng làm khổ người khác

TRẦN KIÊM HẠ (tác giả Cuốn Sách 
Cuộc đời sau tay lái)
TRẦN KIÊM HẠ (tác giả Cuốn Sách 
Cuộc đời sau tay lái)

TTO - Trong chớp mắt, vụ tai nạn xảy ra rạng sáng 7-5 trên quốc lộ 14 đã làm 12 người chết và 33 người bị thương! Không có nỗi đau nào làm cho người ta bàng hoàng, sững sờ hơn là nỗi đau mất mát vì tai nạn giao thông.

Chiếc xe khách bị nạn vỡ vụn sau cú tông - Ảnh: Đình Văn

Tai nạn giao thông làm cho người thân của nạn nhân ngỡ ngàng đến không thể tin rằng sự mất mát đó là sự thật. Bởi chỉ mới phút trước, người thân họ còn đó mà sao đã vĩnh viễn ra đi. Bao nhiêu dự định, bao nhiêu kế hoạch của nạn nhân, gia đình họ thành khói mây trong chốc lát.

Nạn nhân ra đi để lại nhiều hệ lụy: nếu là trụ cột gia đình thì cha mẹ già, con cái họ không nơi nương tựa, nuôi dưỡng; nếu nạn nhân còn sống, mang thương tật, mất sức lao động, hoặc sống đời thực vật thì bi kịch cho mọi người liên quan và cái nghèo, nỗi khổ sẽ đeo đuổi đến suốt đời.

Là tài xế chuyên nghiệp, trải qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi hiểu những nỗi đau ngút ngàn đó xảy ra phần lớn do sự tắc trách của người cầm lái.

Trong vụ tai nạn sáng 7-5, tài xế lái xe tải chạy trên 100 km/h, đi vào đường ngược chiều, hành động chỉ có ở người mang máu lạnh. Hãy nhìn nỗi đau của nạn nhân, gặp từng gia đình người bị nạn, chứng kiến nỗi đau mất mát của họ, có lẽ ngay người có máu lạnh cũng không dám nhấn ga chạy ngược chiều với tốc độ cả trăm cây số như thế.

Tôi cho rằng bất cứ vụ tai nạn nào xảy ra đều lỗi thuộc về người cầm lái. Xe mất phanh, mất lái, gặp sự cố đột xuất... là do thiếu sự bảo quản, chăm sóc của tài xế. Xe lạc lái hoặc phán đoán tình huống không chính xác để xe mình lao vào phương tiện khác là do tài xế thiếu kinh nghiệm, non tay khi xử lý.

Cũng không thể chấp nhận biện minh của tài xế chở quá tải dẫn đến thiếu an toàn rồi gây tai nạn rằng họ làm thế do chủ xe ép buộc và vì miếng cơm manh áo mà chấp nhận cầm lái. Không ai mưu cầu hạnh phúc của mình để rồi có thể gây bất hạnh cho người khác. Tôi tin rằng nếu tất cả tài xế đều đồng lòng từ chối thì chủ xe phải nhường bước.

Cũng chẳng ai cảm thông nếu tài xế lái xe qua đường sắt nghe điện thoại; vừa lái xe vừa “tám” chuyện; lái xe trong tình trạng mơ màng vì chất kích thích; buồn ngủ mà không dừng xe nghỉ; vì muốn nhanh một chút mà đi quá tốc độ, đi vào đường cấm...

Những người cầm lái cần phải thấu hiểu nỗi đau mất mát của nạn nhân tai nạn giao thông. Chỉ có thấu hiểu mới lái xe với nguyên tắc phòng tránh cho mình và cho người khác, và đừng để nỗi đau đó xuất hiện trước đầu xe mình. Ai hối thúc cũng mặc kệ, tùy tình hình đường sá mà đi, mục đích của mình là đưa khách về đoàn tụ với gia đình, đừng vì mình mà bao cuộc đời phải dang dở.

Xin những người kinh doanh vận tải hãy loại bỏ những tài xế thiếu đạo đức ra khỏi hàng ngũ lái xe của mình và đừng vì chút lợi mà bắt tài xế chở quá tải. Xin một số người giám sát giao thông đừng vì chút lợi riêng tư, hãy xử phạt nghiêm minh những tài xế phạm luật.

Và cuối cùng xin các đồng nghiệp hãy luôn chấp hành luật lệ giao thông. Có như vậy tai nạn giao thông mới có thể giảm thiểu trên mọi nẻo đường đất nước.

TRẦN KIÊM HẠ (tác giả Cuốn Sách 
Cuộc đời sau tay lái)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar