23/01/2018 11:06 GMT+7

Đừng “kiêng” trữ thuốc trong nhà

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Nếu trong mấy ngày Tết không có tủ thuốc hãy ưu tiên trữ các thuốc: giảm đau hạ sốt, trị ho, trị tiêu chảy, trị khó tiêu đầy bụng để có khi phải sử dụng.

Đừng “kiêng” trữ thuốc trong nhà - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: rhydo.us

Đón mừng Xuân mới nhiều người rất ngại nói chuyện về thuốc men. Thậm chí, nếu có lời khuyên nên mua thuốc trữ tại nhà trong mấy ngày Tết vì các nhà thuốc nghỉ Tết không mở cửa thì còn tỏ ý không vui. Bởi vì trữ thuốc như thế không khác mời gọi bệnh tật vào nhà trong mấy ngày vui. Nhưng nếu tính kỹ thì việc mua thuốc trữ là hoàn toàn có lợi vì chính trong thời gian đón Xuân, thời tiết và sinh hoạt dễ làm ta ngã bệnh.

Trong mỗi gia đình, nên mua hay đóng một cái tủ nhỏ có thể treo lên tường, vách. Nếu không có điều kiện đóng hoặc mua tủ nhỏ, có thể đặt thuốc trong ngăn kéo hoặc trong một hộc của tủ lớn. Lưu ý, nơi đặt thuốc phải là nơi thoáng mát, khô, không có ánh nắng chiếu vào và phải có khóa để trẻ con không mở ra lấy thuốc được.

Trong tủ hoặc nơi để thuốc, để dễ tìm thuốc, ta nên sắp thành 3 loại đặt ở 3 chỗ khác nhau:

Loại thuốc mà bác sĩ kê đơn và người trong gia đình đang sử dụng: 

Thuốc này cần để riêng ra một nơi và tốt hơn hết là để trong bao bì có ghi loại thuốc gì, dùng như thế nào (mỗi lần uống mấy viên, ngày uống mấy lần, uống vào lúc nào, có điều gì cần lưu ý…).

Loại thuốc thường dùng, dùng để trị một số chứng bệnh nhẹ hay gặp như:

- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nên có paracetamol dùng cho người lớn và trẻ con (nếu dùng aspirin nên ghi: "dành cho người lớn")

- Thuốc trị dị ứng đồng thời trị ho: Có một số thuốc dạng sirô chứa thuốc kháng histamin làm dịu ho (kể cả trị nôn ói) cho trẻ như sirô Théralène, Phenergan; nếu là thuốc trị ho loại viên có chứa codein chỉ dành cho người lớn.

- Thuốc trị tiêu chảy: Nên có gói Oresol để bù nước và chất điện giải. Có loại là chất hấp thu phụ như thuốc chứa than hoạt hoặc smetite. Còn thuốc làm liệt nhu động ruột (paregoric, diphenoxylat, loperamid) chỉ nên dùng cho người lớn không nên dùng cho trẻ con.

- Thuốc trị táo bón: Nếu phân quá khô cứng gây khó đi tiêu có thể dùng dạng thuốc bơm glycerin vào hậu môn, nếu táo bón do thiếu nước thấm vào phân có thể dùng thuốc chứa hợp chất cao phân tử macrogol, thuốc tẩy nhuận kích thích quá mạnh chỉ dành cho người lớn.

- Thuốc trị khó tiêu đầy bụng: Có thể trữ thuốc kháng acid có chứa chất chống đầy hơi (simethicone) hoặc thuốc làm tăng nhu động dạ dày (domperidone, metoclopramide).

Các thuốc nêu trên có thể nhờ dược sĩ ở nhà thuốc hướng dẫn mua trữ và chỉ cách sử dụng. Nên lưu ý chỉ dùng thuốc trị rối loạn nhẹ dăm ba ngày, nếu triệu chứng không đỡ phải đi khám ở bác sĩ.

Loại thuốc dùng ngoài:

Povidine (bôi ngoài da sát trùng) nước ôxy già (eau oxygénée), cồn 700, bông băng, một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai…

Đối với thuốc dùng trong (tức loại để uống) ta nên sắp xếp riêng: thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ con, không nên để lẫn lộn.

Nếu thuốc có bao bì, nên để thuốc trong bao bì kể cả bảng hướng dẫn sử dụng thuốc. Xin lưu ý, tất cả các loại thuốc là viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và các chai lọ này đều phải dán nhãn ghi rõ tên thuốc. Nếu là thuốc dành cho người lớn, nên ghi thêm câu trên nhãn: "NGƯỜI LỚN". Nếu có hạn dùng (thường gọi là "đát", do từ chữ expiry date) phải ghi rõ hạn dùng và thường xuyên theo dõi, nếu thuốc quá hạn dùng phải bỏ đi, thay thuốc mới vào. Để giữ nhãn tốt, có thể dùng băng keo trong dán chồng lên nhãn.

Sau cùng, ta nên để sẵn một đèn pin ở đầu giường ngủ để phòng khi đêm tối cúp điện, ta có ánh sáng tìm thuốc. Tránh việc mò mẫm lấy thuốc trong tình trạng không đọc được tên thuốc.

Các thuốc dự trữ không chỉ dành cho những ngày Tết mà là trữ lâu dài. Nếu trong mấy ngày Tết không có tủ thuốc hãy ưu tiên trữ các thuốc: giảm đau hạ sốt, trị ho, trị tiêu chảy, trị khó tiêu đầy bụng để có khi phải sử dụng.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Một ca bệnh xoắn vòi trứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu kịp thời và thành công, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh

Lạm dụng đồ uống có đường không chỉ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì mà còn dẫn theo hàng loạt bệnh lý.

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar