16/01/2018 14:45 GMT+7

Thuốc Aspirin - con dao hai lưỡi

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Để đề phòng các tác hại có thể xảy ra do dùng thuốc, Aspirin chỉ sử dụng khi thật cần thiết, uống vào bữa ăn với liều lượng tối thiểu đủ tác dụng.

Thuốc Aspirin - con dao hai lưỡi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: med.news.am

Aspirin là loại thuốc có tên Acid acetyl salicylic với tên chung quốc tế Acetylsalicylic acid, thuộc nhóm salicylat, một loại thuốc khá phổ biến dùng để điều trị triệu chứng hạ sốt, giảm đau, chống viêm đã được nhiều người sử dụng từ rất lâu và quen thuộc đối với cộng đồng. Ngoài những tác dụng ưu việt, thuốc có thể gây nên những phản ứng có hại nhất là những tác hại về đường tiêu hóa, nó là một con dao hai lưỡi.

Đặc điểm của thuốc Aspirin

Aspirin (Acid acetylsalicylic) có tác dụng làm giảm đau, hạ sốt và chống viêm có sự hấp thu nhanh với mức độ cao. Aspirin được chỉ định để làm giảm các cơn đau nhẹ và vừa, đồng thời làm giảm sốt; thuốc cũng được sử dụng trong chứng viêm cấp tính và mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm thoái hóa xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp. Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu nên Aspirin được sử dụng trong dự phòng thứ phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những người bệnh có tiền sử về bệnh này. Aspirin cũng được chỉ định trong điều trị hội chứng Kawasaki vì có tác dụng chống viêm, hạ sốt và chống huyết khối.

Các phản ứng có hại về tiêu hóa của thuốc Aspirin

Trong nhóm salicylat thì Aspirin thường gây tác hại nhiều nhất, trong đó đứng hàng đầu là tác hại về tiêu hóa, chủ yếu là tại dạ dày do thuốc ức chế mạnh sự tổng hợp prostaglandin nội sinh mà prostaglandin là yếu tố rất cần thiết cho việc bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày chống lại các yếu tố tấn công vì prostaglandin kích thích bài tiết chất nhầy, bài tiết bicarbonat và duy trì lưu lượng máu đến niêm mạc, hơn nữa còn làm giảm acid chlohydric. Aspirin cũng có tác động lên các yếu tố đông máu, ức chế hoạt tính của tiểu cầu, làm giảm sự vững bền của mao mạch, kéo dài thời gian chảy máu, làm tăng sự tiêu hủy fibrin giúp đông máu. Thuốc tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày đã được chứng minh bởi tần số tác hại dạ dày thấp hơn nhiều nếu dùng Aspirin dạng bọc hoặc tiêm đường tĩnh mạch. Các phản ứng nhẹ của thuốc chỉ chiếm từ 6 đến 33% như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát trong dạ dày ... Hai phản ứng quan trọng đáng lưu ý là chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày và thường không có sự tương quan giữa các triệu chứng cơ năng với các thương tổn do thuốc.

Chảy máu tiêu hóa trên thực nghiệm theo dõi thấy chảy máu rỉ rả tăng theo số lần và số lượng Aspirin uống. Trên lâm sàng khó ghi nhận được một tỷ lệ chính xác về phản ứng có hại này vì không thể thống kê được hết những người tự dùng Aspirin và cả những người bị chảy máu rỉ rả không thể hiện trên đại thể cho nên tỷ lệ được ghi nhận rất khác biệt. Tác hại chảy máu tiêu hóa thường xảy ra ở những người bệnh bị loét dạ dày tá tràng hoặc xơ gan có giãn tĩnh mạch thực quản nhưng cũng có thể xảy ra ở những người không có bệnh lý dạ dày do Aspirin đã gây ra một viêm xước dạ dày chảy máu cấp tính. Tác hại này thường tự hết sau khi ngừng thuốc nhưng cũng có đến 5% tử vong do chảy máu và tỷ lệ này có thể lên đến 15% ở những người cao tuổi.

Loét dạ dày thường xảy ra khi dùng Aspirin nhất thời với liều lượng 1gam/24 giờ, thuốc có thể gây ra các triệu chứng bệnh lý ở niêm mạc dạ dày trong 50% các trường hợp. Triệu chứng này rất ít khi xảy ra ở hành tá tràng. Nếu dùng thuốc kéo dài thì có thể gây loét dạ dày chứ không bao giờ gây loét hành tá tràng, bệnh loét này có thể có nhiều ổ và dễ chảy máu, có khi có biến chứng thủng, thường là ở hang vị. Trên thực tế khó biết được tần số chính xác của loét dạ dày do Aspirin vì biểu hiện lâm sàng có thể kín đáo đến khi có tai biến thủng hoặc chảy máu mới biết vì không thể soi dạ dày thường quy cho những người bệnh có dùng thuốc.

Biện pháp can thiệp và phòng ngừa các tác hại

Để đối phó với hai tác hại chảy máu dạ dày và loét dạ dày, cần có biện pháp can thiệp thích hợp như ngừng ngay việc sử dụng thuốc Aspirin, dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như sucralfat, prostaglandin (biệt dược là Euprostol, Mesoprostol); cũng nên dùng thuốc ức chế tiết acid chlohydric, kháng histamin H2 như Cimetidin hoặc thuốc ức chế H+K+ATPase (bơm proton) như Omeprazol. Ngoài ra cần can thiệp biện pháp hồi sức trong các trường hợp chảy máu tiêu hóa nặng.

Để đề phòng các tác hại có thể xảy ra do dùng thuốc, Aspirin chỉ sử dụng khi thật cần thiết, uống vào bữa ăn với liều lượng tối thiểu đủ tác dụng. Ở những người bệnh có sẵn bệnh lý dạ dày mà bắt buộc phải dùng Aspirin do yêu cầu điều trị của một bệnh nào đó có khả năng đe dọa đến tính mạng hay tiên lượng của bệnh thì cần phải phối hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc ức chế tiết acid chlohydric như đã nêu ở trên.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Một ca bệnh xoắn vòi trứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu kịp thời và thành công, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar