TTCT - Phương pháp huyết tương đã được nghiên cứu ứng dụng điều trị trong dịch SARS năm 2003, dịch cúm H1N1 năm 2009-2010 và dịch MERS-CoV (Hội chứng hô hấp Trung Đông) năm 2012. Đến dịch COVID-19, phương pháp này một lần nữa được đưa vào thử nghiệm. Cai Taoying, một y tá tại Bệnh viện Hán Khẩu (Trung Quốc) được chữa khỏi bệnh COVID-19 hiến huyết tương cho Trung tâm huyết học Vũ Hán ngày 17-2-2020. Ảnh: Xinhua Trung Quốc nói hiệu quả Trong quá trình trị liệu các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, các bác sĩ đã nghiên cứu và báo cáo ban đầu về hiệu quả của việc sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục. Báo cáo của tiến sĩ, bác sĩ Mingxiang Ye - khoa hô hấp Bệnh viện Jinling, ĐH Y Nam Ninh, công tác tại Bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn tại Vũ Hán - cho rằng phương pháp huyết tương có vai trò đặc biệt trong việc loại bỏ virus SARS-CoV-2 và có thể là một liệu pháp hiện đại đầy hứa hẹn trong đại dịch COVID-19. Trong nghiên cứu đầu tiên với 6 bệnh nhân được thực hiện tại Bệnh viện Hỏa Thần Sơn, nhóm bác sĩ nhận thấy liệu pháp huyết tương có hiệu quả trong điều trị COVID-19 với cả 6 bệnh nhân, không ai phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Theo nhóm của bác sĩ Mingxiang Ye, kinh nghiệm trước đây với dịch SARS cho thấy huyết tương tạo ra một phản ứng kháng thể trung hòa hướng vào protein S của virus. Kháng thể ngăn chặn sự xâm nhập của virus. So sánh kết quả lâm sàng của liệu pháp huyết tương với việc sử dụng thuốc kháng viêm steroid liều cao trong điều trị ở bệnh nhân SARS bị bệnh nặng, các bác sĩ thấy rằng người được điều trị bằng huyết tương có thời gian nằm viện ngắn hơn, tỉ lệ chết thấp hơn. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, đến ngày 5-5-2020, có 2.000 mẫu huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh ở khắp Trung Quốc được sử dụng cho khoảng 700 bệnh nhân COVID-19. Ba nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện với COVID-19. Kết quả phân tích cho thấy có sự cải thiện về kết quả lâm sàng so với các trường hợp không được điều trị bằng phương pháp huyết tương và không có tác dụng phụ nào với các bệnh nhân. Tuy nhiên, họ vẫn cần có các nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng hoặc các nghiên cứu chính thức khác để đánh giá thêm về hiệu quả và các tác dụng phụ tiềm ẩn của phương pháp huyết tương này. Ông Percy Wilbur ở Saint John (Canada) hiến huyết tương cho nghiên cứu về phương pháp này. Ảnh: Canadian Blood Services Phương tây còn chờ Ngày 7-4, Pháp bắt đầu thử nghiệm lâm sàng liệu pháp huyết tương. Bỉ cũng cho thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp này tại các bệnh viện từ giữa tháng 4-2020. Canada tiến hành hai thử nghiệm lâm sàng sử dụng huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã khỏi để truyền cho bệnh nhân COVID-19 nặng từ ngày 9-4. Thử nghiệm tiến hành với 1.000 bệnh nhân tại khoảng 50 bệnh viện, trung tâm y tế ở Canada. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cũng cho phép thử nghiệm lâm sàng phương pháp điều trị bằng huyết tương và công bố hướng dẫn dành cho bác sĩ và nhà quản lý muốn nghiên cứu về phương pháp này cho bệnh nhân riêng lẻ để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của nó. Các thử nghiệm được đề cập trên đang diễn ra và chưa được công bố. Nhưng các kết quả rải rác trên bệnh nhân ở các nước phương Tây cho thấy bệnh nhân có các dấu hiệu cải thiện và sau đó không còn phải chăm sóc đặc biệt. Bệnh nhân cần thở oxy có cải thiện, thậm chí còn giúp cai thở máy ở một số bệnh nhân. Thời gian bệnh cải thiện từ vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên đây không phải là các thử nghiệm có đối chứng và phương pháp được sử dụng đồng thời với việc điều trị bằng thuốc khác (gồm thuốc kháng virus). Cập nhật ngày 1-7-2020 trên trang emedicine.medscape.com (trang tin dành cho người làm trong lĩnh vực y tế) về các thông tin liên quan đến việc trị liệu bằng huyết tương đối với bệnh COVID-19 cho biết: huyết tương chưa khẳng định hiệu quả trong điều trị COVID-19. Theo FDA, việc xác định tính an toàn và hiệu quả của phương pháp huyết tương bằng các thử nghiệm lâm sàng là rất quan trọng trước khi cho phép sử dụng thường quy phương pháp này cho bệnh nhân COVID-19. Tại Canada, nơi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng về liệu pháp này, các bác sĩ cho biết: phương pháp huyết tương là không mới và họ không hi vọng nó sẽ là phương pháp có thể chiến thắng COVID-19. Bác sĩ Christine Cserti, chuyên về y học truyền máu tại ĐH Health Network, cho biết: “Phương pháp này rất tốn tài nguyên. Bạn cần người hiến và phải tiến hành một quy trình tốn thời gian để có được một đơn vị huyết tương. Và nó thậm chí còn không phải là một liệu pháp phòng ngừa căn bệnh dù có thể giúp cứu sống một số bệnh nhân”. ■ Tags: COVID-19Robbie KeaneBò tótHattrick
Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine DUY LINH 22/05/2025 Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.
Tin tức sáng 22-5: Bất động sản Hưng Yên lọt top 'nóng' nhất thị trường phía Bắc BÌNH KHÁNH 22/05/2025 Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn về bỏ thanh tra bộ, tổng cục, cục, sở, huyện, miễn học phí; Bầu Đức tiếp tục bán công ty con; Tăng ca mắc tay chân miệng ở TP.HCM; 9 tháng, TP.HCM xảy ra 15 ca biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ...
Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng BÔNG MAI 21/05/2025 Ngân 98 cho biết vừa làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, nghi ngờ bị vu khống và hãm hại có tổ chức để hạ bệ danh dự và uy tín.
Đánh bại Man United, Tottenham đăng quang chức vô địch Europa League QUỐC THẮNG 22/05/2025 Rạng sáng 22-5, Tottenham đã đánh bại Man United 1-0 trên sân San Mames để đăng quang chức vô địch Europa League.