16/03/2020 10:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dùng dung dịch sát trùng súc họng phòng ngừa COVID-19 đến đâu?

PGS.TS.BS TRẦN VIẾT LUÂN – TỔNG THƯ KÝ HỘI TAI MŨI HỌNG VIỆT NAM.
PGS.TS.BS TRẦN VIẾT LUÂN – TỔNG THƯ KÝ HỘI TAI MŨI HỌNG VIỆT NAM.

TTO - Trước luồng dư luận tranh cãi trên mạng việc sử dùng các dung dịch sát trùng để súc họng sẽ phòng ngừa được COVID -19, Tuổi Trẻ Online giới thiệu đến bạn đọc bài viết của PGS.TS.BS Trần Viết Luân – tổng thư ký Hội Tai mũi họng Việt nam.

Trong các biện pháp phòng ngừa lây lan COVID-19, rửa tay vẫn là biện pháp hiệu quả hơn cả, bên cạnh các biện pháp khác như tránh chạm tay vào vùng mặt, dùng khuỷu tay che miệng khi ho, đeo khẩu trang khi cần thiết,… 

Bài viết này đề cập tới một vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay là sử dụng thuốc súc miệng-họng sát trùng trong phòng ngừa bệnh. 

WHO chưa có khuyến cáo 

Cho đến nay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa khuyến cáo việc súc miệng - họng bằng nước muối hay các thuốc sát trùng tại chỗ như là một biện pháp phòng ngừa COVID-19 cho cộng đồng. 

Giảm mầm bệnh nói chung hay giảm hoạt động của virus corona chủng mới? 

Nước súc miệng - họng sát trùng tại chỗ được sử dụng với mục đích chính là diệt vi khuẩn dành cho các trường hợp nhiễm trùng răng miệng, hoặc sau các thủ thuật ở vùng răng- miệng- họng. 

Tuy nhiên với một số đối tượng có nguy cơ cao như bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt và Tai Mũi Họng vẫn cần thêm các biện pháp phòng ngừa do tiếp xúc gần và thường xuyên với bệnh nhân, trong đó súc miệng - họng có thể là một giải pháp hỗ trợ trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay.

Một bài review mới đây đăng trên tạp chí International Journal of Oral Science vào 3-3-2020 nói về việc phòng ngừa COVID-19 trong thực hành nha khoa ở Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát và hoành hành trong thời gian vừa qua. 

Bên cạnh các trang bị bảo hộ cho bác sĩ như đeo khẩu trang phẫu thuật, kính bảo vệ mắt, găng tay, bệnh nhân được khuyến cáo cho sử dụng thuốc sát trùng vùng miệng trước khi làm thủ thuật để giảm các mầm bệnh nói chung, tránh lây nhiễm cho bác sĩ trong lúc thực hiện thủ thuật. 

Tuy nhiên tác giả bài báo cho rằng chlorhexidine vốn được sử dụng rộng rãi trước đây cho mục đích này, có thể kém tác dụng đối với corona virus chủng mới gây bệnh COVID-19 (còn gọi là SARS-CoV-2 hay 2019 nCoV).  

Do COVID-19 dễ bị tiêu diệt bởi sự oxy hóa, nên các dung dịch súc miệng chứa chất oxy hóa như hydrogen peroxide 1% hay poviodine 0,2% được khuyến cáo với mục đích làm giảm vi khuẩn trong miệng cũng như COVID-19 tiềm ẩn ở trong vùng miệng - họng của bệnh nhân, tác giả bài báo cho biết. 

Dĩ nhiên là các bệnh nhân đang bị nhiễm hay nghi ngờ bị nhiễm COVID-19 sẽ không được làm các thủ thuật răng miệng trong giai đoạn này.

Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Infectious Diseases and Therapy năm 2018 cho thấy dung dịch súc miệng - họng là povidone-iodine với nồng độ pha loãng 0,23% có tác dụng làm bất hoạt nhanh chóng các chủng corona virus gây bệnh SARS và MERS trước đây là SARS-CoV, MERS-CoV sau 15 giây tiếp xúc với thuốc trong môi trường thí nghiệm.

Đây chỉ là hai trong số ít các bài báo liên quan được đăng trên các tạp chí y khoa. Chúng ta cần thêm nhiều chứng cứ và nghiên cứu hơn nữa trước khi đưa ra kết luận về vai trò của các thuốc sát trùng họng - miệng trong việc phòng ngừa COVID-19.

Ai nên sử dụng? 

Như vậy, việc sử dụng các thuốc sát trùng họng miệng tại chỗ để phòng ngừa nhiễm bệnh COVID-19, theo chúng tôi, chưa nên khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, chỉ nên dành cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như: nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm bệnh, các đối tượng có nguy cơ trong cộng đồng như tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh, chăm sóc bệnh nhân; hoặc để súc miệng-họng cho bệnh nhân Răng Hàm Mặt hay Tai Mũi Họng trước khi làm các thủ thuật ở những vùng có dịch COVID-19 lưu hành. 

Người có sức khỏe bình thường không nhất thiết phải sử dụng.


PGS.TS.BS TRẦN VIẾT LUÂN – TỔNG THƯ KÝ HỘI TAI MŨI HỌNG VIỆT NAM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar