28/05/2014 10:11 GMT+7

Đừng để trẻ bị thiếu vitamin A

TS.BS TRẦN THỊ MINH HẠNH(phó giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM)
TS.BS TRẦN THỊ MINH HẠNH(phó giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM)

TT - Vitamin A tan trong chất béo, cần cho quá trình phát triển xương, sinh sản, sự phân bào, sự sao chép gen, tốt cho mắt.

Người mẹ cần ăn đa dạng để sữa có đủ vitamin, khoáng chất cho trẻ - Ảnh: N.C.T.

Vitamin A còn giúp điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách tạo bạch cầu chống lại vi trùng, virút gây bệnh. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ chưa được cung cấp đủ nguồn vitamin quan trọng này dù ăn uống đầy đủ.

Vitamin A có ở đâu?

"Hãy cho con bú mẹ sớm để tận hưởng nguồn sữa non quý giá, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt sáu tháng đầu và có thể kéo dài đến 18-24 tháng, cho trẻ ăn giặm đúng thời điểm (khi trẻ tròn 6 tháng) và đủ các nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, vitamin/khoáng chất), đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch để phòng tránh bệnh nhiễm trùng. Không quên đưa trẻ đi uống vitamin A theo chiến dịch hoặc khi trẻ có nguy cơ thiếu vitamin A"

TS.BSTRẦN THỊ MINH HẠNH

Vitamin A được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, thịt, cá, trứng, sữa toàn phần và một số thức ăn bổ sung. Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non, rất giàu vitamin A. Vitamin A nguồn gốc động vật (retinol) khi vào cơ thể sẽ được hấp thu nhanh chóng và phát huy tác dụng. Tiền vitamin A là beta-caroten, là những sắc tố đậm màu có ở thực phẩm nguồn gốc thực vật, có nhiều trong rau quả xanh, vàng đậm (rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay, rau ngót, cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc...). Bản thân beta-caroten là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa làm tổn thương tế bào. Nếu muốn có tác dụng như vitamin A thì beta-caroten cần qua quá trình chuyển đổi. Vì vitamin A tan trong chất béo nên chế độ ăn có dầu mỡ sẽ giúp hấp thu tốt vitamin A.

Mặc dù thực phẩm phong phú là thế nhưng nhiều bà mẹ vẫn không biết thực phẩm nào giàu vitamin A. Do vậy, nếu người mẹ ăn uống kiêng khem và không nhận đủ vitamin A thì hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ bị thiếu, dẫn đến trẻ bú mẹ cũng bị thiếu vitamin A.

Phòng ngừa thiếu vitamin A

Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị thiếu vitamin A do nhu cầu tăng cao cho sự tăng trưởng nhưng chế độ ăn thường không đa dạng và không đủ. Hơn nữa, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng và giun sán làm tăng hao hụt vitamin A.

Để phòng ngừa thiếu vitamin A, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ vì sữa mẹ rất giàu vitamin A, đặc biệt là sữa non. Bà mẹ cũng cần uống vitamin A liều cao (200.000 IU) bổ sung ngay sau sinh để bảo đảm sữa mẹ đủ vitamin A cho trẻ. Đối với trẻ dưới 6 tháng nhưng không bú mẹ cần được bổ sung vitamin A tại trạm y tế với liều duy nhất 50.000 IU vitamin A.

Trẻ 6-36 tháng tuổi ở bất cứ nơi đâu trên toàn quốc đều phải được bổ sung vitamin A liều cao mỗi sáu tháng (vào ngày 1 và 2- 6 và tháng 12) tại các điểm uống vitamin A. Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A như trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị sởi, hoặc bệnh nhiễm trùng tái phát nhiều lần, tiêu chảy kéo dài... cũng cần được uống vitamin A liều cao.

Chế độ ăn của trẻ ở tuổi ăn giặm trở lên (tròn 6 tháng tuổi trở lên) nên có đủ thực phẩm giàu vitamin A kể trên. Vitamin A từ thực phẩm nguồn gốc động vật sẽ hấp thu tốt hơn vitamin A có nguồn gốc thực vật. Sử dụng thực phẩm giàu vitamin A cần đi kèm với chế độ ăn đủ chất béo trong khẩu phần để vitamin A hấp thu được dễ dàng.

Trẻ trên 2 tuổi nên được tẩy giun định kỳ mỗi sáu tháng.

Chức năng đặc trưng nhất của vitamin A là tác dụng trên võng mạc mắt. Bình thường mắt có thể thích nghi với sự thay đổi “sáng - tối” một cách nhanh chóng, nhưng khi thiếu vitamin A mắt dễ bị lóa, mất thời gian lâu mới điều chỉnh lại như bình thường.

Vitamin A còn giúp thúc đẩy sự phát triển, biệt hóa các tế bào biểu mô ở da, mắt, hô hấp, tiết niệu, ống tiêu hóa. Chức năng đặc biệt của tế bào biểu mô là bài tiết dịch nhầy và bao phủ dưới dạng nhung mao. Các nhung mao ở niêm mạc đường hô hấp di động liên tục, có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ (vi trùng, bụi...) từ bên ngoài. Khi thiếu vitamin A, các biểu mô này bị sừng hóa, các nhung mao thưa dần và mất đi, không còn tác dụng bảo vệ đường hô hấp...

TS.BS TRẦN THỊ MINH HẠNH(phó giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

4 bài tập đơn giản giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả

Tư thế sai do ngồi lâu, khởi động chưa đúng cách khi tập thể dục - nhiều yếu tố của cuộc sống hiện đại đóng góp rất lớn vào việc gây ra đau lưng.

4 bài tập đơn giản giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả

Ăn tiết canh, lòng heo rồi tím ngắt toàn thân phải nhập viện

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, lòng heo ở quán quen. Đây không phải trường hợp duy nhất nhiễm liên cầu lợn đang điều trị tại bệnh viện.

Ăn tiết canh, lòng heo rồi tím ngắt toàn thân phải nhập viện

Mỡ máu cao gấp 37 lần dù gầy gò

Tưởng mình khỏe mạnh vì thân hình nhỏ nhắn, chị N.T.H. (37 tuổi, ở Cẩm Khê, Phú Thọ) không ngờ bản thân lại rơi vào tình trạng nguy kịch vì mỡ máu cao. Dù chỉ cao 1,50m, nặng 45kg, nhưng chỉ số triglyceride trong máu của chị cao gấp 37 lần.

Mỡ máu cao gấp 37 lần dù gầy gò

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối để ‘phòng bệnh qua đường tình dục’, vẫn mắc sùi mào gà

Tưởng rằng sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh vùng kín có ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục, nam sinh 22 tuổi làm theo và không sử dụng biện pháp an toàn. Một tháng sau anh phát hiện mắc sùi mào gà.

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối để ‘phòng bệnh qua đường tình dục’, vẫn mắc sùi mào gà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar