20/03/2024 10:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đừng để cho vay nặng lãi được hợp pháp hóa

Chuyện một người nợ ngân hàng 8,5 triệu đồng, sau 11 năm bị đòi tới 8,8 tỉ đồng đang gây xôn xao dư luận. Ở góc độ pháp lý, thanh toán bằng thẻ tín dụng là thực hiện hợp đồng vay tài sản.

Kiểu tính lãi khiến số tiền vay gốc chỉ vài triệu đồng tăng lên thành vài tỉ trong hơn chục năm và kiểu tính đó mang đầy đủ tính chất của một điều khoản không công bằng - Ảnh minh họa

Kiểu tính lãi khiến số tiền vay gốc chỉ vài triệu đồng tăng lên thành vài tỉ trong hơn chục năm và kiểu tính đó mang đầy đủ tính chất của một điều khoản không công bằng - Ảnh minh họa

Các tính toán cho ra kết quả tồn nợ như trên chỉ có thể dựa vào thỏa thuận giữa các bên hoặc quy định của pháp luật hoặc cả hai.

Vấn đề đặt ra là quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên như thế nào mà việc áp dụng lại cho ra một kết quả như trên, khiến tất cả mọi người đều bị sốc.

Bộ luật Dân sự ấn định mức trần lãi suất là 20% trên một năm đối với khoản tiền vay. Bộ luật cũng quy định rằng chỉ có thể phá trần lãi suất bằng một luật khác chứ không thể bằng một văn bản lập quy của cơ quan hành pháp, quản lý.

Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể điều chỉnh trần lãi suất này, bằng một nghị quyết hoặc pháp lệnh, nhưng phải báo cáo Quốc hội trong kỳ họp gần nhất.

Quy định của luật chung đã rành rành và cho đến nay chưa có một "luật khác" nào chính thức quy định trần lãi suất cao hơn hoặc bỏ luôn trần lãi suất do luật chung ấn định.

Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành chỉ quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất theo quy định của pháp luật.

Trong điều kiện chẳng có pháp luật nào khác quy định gì đặc biệt thì một cách hợp lý, quy định về trần lãi suất của Bộ luật Dân sự chi phối toàn bộ đời sống xã hội.

Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng lãi suất cho vay của ngân hàng không chịu sự chi phối của luật chung. Với ý kiến này, lãi suất vay tiêu dùng của ngân hàng đang bị thả nổi và hậu quả là câu chuyện gây ồn ào mấy ngày nay.

Hợp đồng vay tiêu dùng giao kết với ngân hàng mang hai đặc điểm: thứ nhất, đó là hợp đồng theo mẫu; thứ hai, đó là hợp đồng với người tiêu dùng.

Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều có quy định không cho phép đưa vào hợp đồng theo mẫu những điều khoản quy định việc chế tài theo hướng bất lợi hơn (mức bình thường) cho người tiêu dùng hoặc dẫn đến sự mất cân bằng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Nếu trong hợp đồng theo mẫu có những điều khoản như thế, trong giới học thuật gọi là "điều khoản không công bằng" (unfair terms) thì người tiêu dùng có quyền tuyên bố điều khoản đó không có hiệu lực dù hợp đồng đã được các bên giao kết đúng luật.

Kiểu tính lãi khiến số tiền vay gốc chỉ có vài triệu đồng tăng lên thành vài tỉ trong hơn chục năm và kiểu tính đó mang đầy đủ tính chất của một điều khoản không công bằng.

Luật Các tổ chức tín dụng mới được thông qua đầu năm 2024 quy định rằng tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng.

Với quy định mới như thế thì có thể dùng pháp luật về tổ chức tín dụng để quy định về lãi suất mà không phải chú ý đến trần lãi suất được thiết lập trong luật chung như lâu nay.

Nhưng đó là chuyện sau này, khi luật mới có hiệu lực. Vả lại, quy định kiểu gì trong lĩnh vực chuyên ngành thì cũng phải bảo đảm tính thống nhất, hài hòa của toàn bộ hệ thống luật pháp.

Vụ nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu thành 8,8 tỉ: Eximbank làm việc với khách hàng

Sau gần một tuần gây bão dư luận, hôm nay (19-3) ông P.H.A., chủ thẻ tín dụng của Ngân hàng Eximbank, cùng luật sư đã có buổi làm việc với lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Eximbank.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Vinh quang đời đời thuộc về nhân dân

Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có một bài diễn văn quan trọng và đầy cảm xúc về một chặng đường lịch sử của dân tộc.

Vinh quang đời đời thuộc về nhân dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar