15/03/2024 16:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vụ xài thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng rồi 'ôm' nợ khủng: Tính thế nào ra 8,8 tỉ đồng?

Một khách hàng ở Quảng Ninh sử dụng thẻ tín dụng của Eximbank với dư nợ ban đầu hơn 8,5 triệu đồng. Sau gần 11 năm chưa trả, dư nợ hiện tại lên hơn 8,8 tỉ đồng. Cách tính của ngân hàng liệu có đúng?

Công văn nhắc nợ Eximbank AMC gửi đến khách hàng gây xôn xao trên mạng xã hội

Công văn nhắc nợ Eximbank AMC gửi đến khách hàng gây xôn xao trên mạng xã hội

Vụ việc đang được nhiều người quan tâm, trong đó có thắc mắc về cách tính nợ lãi của ngân hàng như thế nào đội lên con số lớn như vậy?

Xài thẻ tín dụng, tính thế nào ra 8,8 tỉ đồng?

Trả lời Tuổi Trẻ Online câu hỏi này, ông Trần Nhật Nam, chuyên gia tài chính, từng là phó tổng giám đốc kiêm giám đốc khối đầu tư một ngân hàng ở Hà Nội, cho biết:

- Phía ngân hàng chưa cung cấp cách tính lãi trong trường hợp nêu trên. Mỗi nơi sẽ áp dụng biểu lãi suất, phí phạt và các loại phí đi kèm khác nhau.

Nhưng dựa trên lãi suất phổ biến trên thị trường, cùng công thức về dòng tiền, ước tính tầm 8,8 tỉ đồng là cũng có thể xảy ra. 

Mức lãi suất tín dụng nhiều ngân hàng hiện nay tầm 20 - 36%. Lưu ý, lãi suất cho tín chấp, không tài sản đảm bảo nên mấy chục phần trăm dù rất cao nhưng vẫn có.

Giả sử khách hàng bị áp lãi suất thẻ 30 - 35%/năm, áp dụng trong 1-2 tháng đầu. Sau đó không thanh toán, sẽ thành nợ quá hạn.

Yêu cầu báo cáo vụ nợ tín dụng từ 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỉ đồng sau gần 11 năm ở Eximbank

Ông Trần Nhật Nam - Ảnh: NVCC

Ông Trần Nhật Nam - Ảnh: NVCC

Công thức tính lãi quá hạn = Số tiền vay chưa trả x 150% lãi suất theo thỏa thuận x Thời gian chưa trả nợ gốc.

Nếu vậy thì khách hàng phải trả trên 50%/năm cho dư nợ quá hạn đó.

Lãi suất thẻ tín dụng về bản chất sẽ là "lãi mẹ đẻ lãi con". 

Tính gộp theo tháng chứ không phải theo năm. 11 năm thì tổng là 132 tháng, như vậy sẽ có công thức: (1.05^132)x8,5 triệu đồng, tổng khoảng 5,3 tỉ đồng.

Đấy là tính cơ bản với dư nợ gốc 8,5 triệu đồng ban đầu, nhưng thực tế còn chưa kể chi phí khác có thể phát sinh trong 11 năm. 

Bao gồm phí duy trì thẻ hàng năm, có thể 500.000 - 1.500.000 đồng/năm. 

Chưa kể rất nhiều chi phí khác cộng gộp như chuyển nhóm nợ, chi phí cho bên đòi nợ… Lãi suất kép mà tính theo tháng thì thực sự sẽ là những con số khủng khiếp. 

Muốn biết chính xác con số 8,8 tỉ này có đúng và hợp lý không cần tiếp cận chính thức thông tin từ ngân hàng đưa ra. Trên đây là giả thiết. 

Lãi suất kép, lãi mẹ sẽ đẻ lãi con

Dư luận cũng thắc mắc vì sao trong 11 năm mà ngân hàng không xử lý dứt điểm, để chủ thẻ rơi vào cảnh "lãi mẹ đẻ lãi con". Ngân hàng có nên xem lại? 

Ông Trần Nhật Nam cho rằng theo như báo chí phản ánh, ngân hàng có nhắc nợ. 

Vụ việc dàn xếp qua nhiều năm. Nhìn chung ngân hàng cho rằng đã làm đầy đủ thủ tục thông báo với khách hàng theo quy định.

Còn khách hàng thì cho rằng mình cũng là bị hại trong vụ nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu thành 8,8 tỉ đồng. 

Khách hàng này còn thắc mắc trong hồ sơ mở thẻ tại sao lại có thêm một số điện thoại không phải của anh ấy. Vụ việc có nhiều uẩn khúc.

Cũng có thể trường hợp khách hàng vay thật, nhưng cũng không ngoại trừ bị đánh cắp thông tin cá nhân để mở thẻ tín dụng. Rất nhiều trường hợp thực tế đã xảy ra, họ kêu không vay gì cả nhưng vẫn có dư nợ.

Nếu có quy trình cấp lỏng lẻo, thì ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm và xử lý nội bộ. Nếu vụ việc phức tạp, có thể mời công an vào cuộc. 

Bài học nào cho cả ngân hàng, người xài thẻ tín dụng

Ông Nam cũng chia sẻ, theo thông lệ ở ngân hàng, khi nợ quá hạn họ sẽ chuyển nhóm nợ và nếu nâng lên nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), sẽ đưa ra bảng cân đối của họ để theo dõi ngoại bảng. Các ngân hàng thường sẽ làm việc với công ty quản lý nợ hoặc quản lý tài sản để bán hoặc thuê đòi nợ.

Việc khởi kiện ra tòa là quyền của ngân hàng với các trường hợp khách hàng thấy không thể thu hồi nợ bằng phương pháp thông thường.

Mặc dù đòi nợ là quyền của bên cho vay, nhưng cũng nên xem lại quy trình, vì trong trường hợp mà đã quá thời hạn, cần có giải pháp để xem xét, dứt điểm và khoanh khoản nợ đó. Không nên dây dưa tới hơn 1 thập kỉ.

Về phía cơ quan quản lý cũng nên xem xét lại. Nếu để các ngân hàng đua lãi suất quá cao khi cho vay tín dụng, thì không khác gì vay nặng lãi.

Bài học với người dùng trong câu chuyện này cũng rất lớn. Theo tôi, nếu có nhu cầu và quản lý được thì hãy mở thẻ tín dụng. Quản lý được, có khả năng thanh toán thì dùng thẻ tín dụng có rất nhiều tiện lợi. Ngược lại, cũng sẽ có nhiều phiền toái phát sinh.

Nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu lên 8,8 tỉ đồng: Khách hàng nói mình là bị hại, chưa hề rút tiền xài

Ngân hàng cho rằng đã làm đầy đủ thủ tục thông báo với khách hàng theo quy định. Khách hàng thì cho rằng mình cũng là bị hại trong vụ nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu thành 8,8 tỉ đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay

Sasco - một doanh nghiệp có chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay Tân Sơn Nhất, vừa ghi nhận hoạt động thoái bớt vốn từ cổ đông chiến lược lâu năm. Hai cổ đông này đều có liên quan ông Johnathan Hạnh Nguyễn - chủ tịch Sasco.

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay

Vinpearl 'bắt tay' cùng 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Liên bang Nga

Vinpearl đã ký kết Biên bản ghi nhớ với 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Nga là Anex Tourism Russia, FUN & SUN, One Click Travel và Coral Travel.

Vinpearl 'bắt tay' cùng 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Liên bang Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar