26/09/2010 02:11 GMT+7

"Dựa vào chính mình để đứng thẳng"

LÂM AN ghi
LÂM AN ghi

TT - Nói về thời thơ ấu của tôi, có lẽ các bạn trẻ bây giờ sẽ thấy khó tin. Nhưng cách đây hơn 60 năm việc con gái được đi học là chuyện lớn với một gia đình nghèo, đông con...

Phóng to
Bác sĩ Lê Thúy Tươi khám, tư vấn và điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: Thanh Đạm

Tôi cứ phải từng bước thuyết phục cha mẹ để được tới trường. Khi học hết phổ thông cơ sở, cha mẹ khuyên tôi nghỉ học ở nhà. Nhà có mình tôi là con gái nên mẹ muốn tôi lấy chồng làng. Tôi lại nài cha mẹ: “Cứ cho con đi thi, chắc gì đã đậu”...

“Em chỉ có bệnh...đói mạn tính”

Hôm đi thi tôi bị dị ứng, mặt sưng, mắt híp lại, đứa ngồi cạnh nhìn tôi khiếp quá né ra cạnh bàn. Ngờ đâu tôi thi điểm khá cao. Cha mẹ ra sức cản nhưng tôi lì ra, cứ đi học. Lúc ấy đi học không phải trả học phí nhưng tôi phải cuốc bộ, bụng đói với chặng đường 7km. Tôi đi qua cổng bệnh viện huyện, nhìn bác sĩ mặc áo choàng trắng với tất cả sự ngưỡng mộ, nhưng ý nghĩ ấy luôn bị xóa khỏi đầu vì biết rằng sáu năm học y là một chặng đường dài. Lúc nhỏ có lúc bị y tá tiêm thuốc, tôi sợ khóc thét lên, bị ba ông anh chọc là “Đồ hèn, như kiến đốt mà cũng khóc”...Sau này khi tôi đậu vào Trường đại học Y Hà Nội, ông anh lớn còn bảo: “Thứ mày cắt cổ gà không xong mà học bác sĩ”. Tôi hơi run nhưng sẵn máu liều nên nghĩ “người ta làm được thì mình cũng làm được” và thế là tôi trở thành bác sĩ.

Sau khi thi vào trường y, cứ nghĩ “chưa chắc mình đậu”, tôi về địa phương sinh hoạt Đoàn rồi làm đơn xin đi thanh niên xung phong. Đúng ngày lĩnh đồng phục thì huyện đoàn báo tin tôi đậu vào Trường Y Hà Nội và huyện quyết định cho tôi trở về làm thủ tục nhập học. Ngay ngày nhận giấy báo trúng tuyển cả nhà tôi như có bom nổ. Cha mẹ khuyên tôi không nên học vì gia đình quá nghèo, các ông anh cũng đưa ra câu hỏi: “Liệu mày có đi bộ suốt sáu năm học được không?”. Nhiều câu hỏi đặt ra khiến tôi rất rối. Để tự trấn an, tôi lại đánh bài liều: “Bố mẹ cứ cho con đi, con sẽ chịu đựng được”. Hành trang nhập học của tôi là hai bộ quần áo, một đôi dép nhựa và nỗi lo sợ về cái nghèo, cái đói. Học thì tôi không sợ mà chỉ sợ đói và lạnh mỗi khi đông về.

Thời gian tôi học Trường Y Hà Nội là lúc còn chiến tranh. Năm 1965, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, chúng tôi phải sơ tán lên Thái Nguyên. Thực phẩm khan hiếm đến mức chúng tôi không thể quên món da trâu và củ mì trường kỳ. Chúng tôi lên khu đồi của đồng bào dân tộc Thổ mót củ mì, vào rừng hái quả trám đen, trám trắng về ăn. Rồi cả bọn chia nhau đi hái rau tàu bay ăn. Ngày tết ở lại trường chỉ được ăn món chè khoai mì... Cái lạnh của rừng sâu cũng tra tấn chúng tôi mỗi khi đông về. Tôi chỉ có hai bộ quần áo nên mùa đông lúc nào cũng lạnh cóng. Đến giảng đường phải lội qua suối, có lúc lạnh quá, đặt chân vào giảng đường phải xoa hai chân, hai tay thật lâu cho nóng mới cầm viết được. Khổ cực vậy nhưng ước mơ được học quan trọng hơn, nên tôi vẫn nhẫn nại đi qua những khó khăn rất đời thường như thế. Lần khám sức khỏe trước khi tốt nghiệp, vị bác sĩ hỏi tôi: “Em có bệnh gì không?”. Tôi trả lời: “Em có một bệnh là đói mãn tính”. Ông ấy cười: “Cô này tiếu lâm thật!”.

Tự đứng lên trong dông bão

Tôi đã từng mất một đứa con. Khi mất con, tôi như rơi xuống vực thẳm và cũng đã uống thuốc ngủ hàng tháng với liều rất cao. Tuy nhiên, bản năng làm mẹ lại trỗi dậy, vì tôi còn một đứa con phải nuôi dưỡng. Tôi tự nhủ “phải đứng dậy” và giảm liều thuốc ngủ cho đến khi bỏ hẳn. Dường như công việc, tình cảm mẹ con và các lớp sinh viên trong trường đại học là những yếu tố kéo tôi trở lại với cuộc sống hiện tại.

Chả có ai là thần thánh trong thế giới này. Vấn đề cơ bản là mình xác định sẽ sống như thế nào trong hoàn cảnh đủ thứ mất mát như thế mà thôi. Tự đứng lên, tìm lối thoát cho mình là điều quan trọng nhất, cũng là điều mà tôi xác định trước tiên sau những cú sốc của cuộc đời. Bạn bè, người thân còn lo cuộc sống của họ, nếu bạn định đi tìm chỗ dựa nơi đó cũng làm khó cho họ mà thôi. Tôi không thích sự thương hại của bất kỳ ai.

Sau khi đã đứng lên được, tôi tính tiếp phải làm gì cho cuộc sống của mình trở lại bình thường, để tiếp tục sống và sống tốt. Tôi vốn sinh ra ở miền quê ven sông Hồng, lại là con gái làng dệt, có thể quê hương đầy chất thơ đã gieo vào lòng tôi chút ít lãng mạn. Và để vượt qua cuộc sống kém may mắn, như nhiều người, tôi cũng đã tìm đến với sự hài hước để giống như A.Q chính truyện, luôn có cớ mà tự an ủi mình...

Từ câu chuyện của đời mình, nghĩ rộng ra, tôi muốn nói về ý chí vươn lên của các bạn trẻ. Rất nhiều người trẻ mà tôi biết hễ thất bại là suy sụp, muốn “chết quách đi cho rồi”. Số khác thì rầu rĩ, khóc than chứ không quyết tâm “thua keo này ta bày keo khác”. Ngay cả việc tự đánh giá bản thân trước khi ghi nguyện vọng thi vào trường nào cũng không làm được. Đa số ghi nguyện vọng theo cảm hứng nhất thời hoặc theo ý cha mẹ. Khi rớt đại học thì chán đời, sa vào ăn chơi... Lỗi này nằm ở việc cha mẹ thời nay quá nuông chiều con cái, không dạy chúng ý chí tự lập, biết tự vươn lên, mà chỉ dựa dẫm và núp bóng người lớn.

Tuy nhiên, bản thân các bạn trẻ cũng phải xác định trách nhiệm với gia đình và xã hội. Hủy hoại bản thân hay thất vọng, chán đời trước hết là tự làm khổ mình và gia đình mình mà thôi. Tự đứng lên mà không chờ đợi ở “phao cứu sinh” nào mới chính là giải pháp của các bạn. Và điều đó mới thật sự chứng minh được các bạn là người trẻ, biết sống công bằng với tuổi trẻ của chính mình.

LÂM AN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra cách cứu cô gái đuối nước giữa sông Thạch Hãn rồi lặng lẽ rời đi

Thấy có người chới với giữa sông Thạch Hãn, người đàn ông 43 tuổi nhanh chóng nhờ một chiếc thuyền chạy ra giữa dòng, dìu nạn nhân vào bờ, sơ cứu rồi lặng lẽ rời đi.

Tìm ra cách cứu cô gái đuối nước giữa sông Thạch Hãn rồi 
lặng lẽ rời đi

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên

Nhỏ gọn, thông minh và đầy thử thách, những chiếc xe mô hình tại sân chơi kỹ thuật năm nay đã tạo nên một đường đua 'nóng' từ công nghệ đến chiến thuật.

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên

Nhắc nhở hành vi của TikToker đăng clip ngắm san hô ở Hòn Chồng, Nha Trang

Ban Quản lý vịnh Nha Trang đã nhắc nhở, yêu cầu TikToker đăng clip ngắm cá, san hô ở biển Hòn Chồng rút kinh nghiệm.

Nhắc nhở hành vi của TikToker đăng clip ngắm san hô ở Hòn Chồng, Nha Trang

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar