03/04/2019 09:01 GMT+7

Đưa nông sản nhà quê lên phố

QUỐC LINH
QUỐC LINH

TTO - Bắt đầu bằng một sạp rau ở chợ, sau gần bảy năm, nhóm sinh viên ấy đã cho ra đời sáu cửa hàng "Nông sản nhà quê" và đang chuẩn bị để có thể mở thêm cửa hàng tại vài nơi khác.

Đưa nông sản nhà quê lên phố - Ảnh 1.

Dù là người tạo ra hay chỉ là nhân viên, ở “Nông sản nhà quê” mọi người đều mong làm việc cùng nhau như một gia đình - Ảnh: Q.L.

Tụi mình cam kết đưa đến người dùng thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc và nỗ lực để tạo dựng văn hóa tập thể khi mọi nhân viên ở "Nông sản nhà quê" xem nhau như trong một nhà

LÊ CHIÊU TRUNG

Điều hành chuỗi cửa hàng như một siêu thị thu nhỏ toàn người trẻ, chủ yếu U-30. "Nông sản nhà quê" dĩ nhiên sẽ nhiều mặt hàng nông sản song khách hàng còn có thể mua thịt, cá tươi sống hằng ngày và cả nhiều loại đồ khô khác nữa.

An toàn là tiêu chuẩn hàng đầu

Sạp rau đầu tiên của nhóm là thành quả của nhiều ngày lân la làm quen, xin gửi vào sạp rau của cô Lê Thị Khang (hiện trở thành nhân viên bán hàng của "Nông sản nhà quê") trong một ngôi chợ ở Q.Gò Vấp (TP.HCM). Khi ấy, các bạn đang là sinh viên năm thứ hai của nhiều trường khác nhau, cùng mê nông nghiệp nên gửi những thứ rau củ an toàn họ tìm được tại các vùng trồng rau nổi tiếng cả nước.

Lê Chiêu Trung - thành viên sáng lập - nhớ rằng khi ấy người mua đón nhận nhưng còn khá dè dặt bởi "họ cũng chưa tin lắm vào độ an toàn của sản phẩm". "Thực tế đến vùng nguyên liệu, bà con sản xuất ra nhưng hàng không đến tay người tiêu dùng. Hơn sáu năm qua tụi mình chỉ đi tìm cách giải bài toán niềm tin đó" - Trung nói.

Hà Huy Hải, người có mặt từ những ngày đầu, từng rời nhóm rồi quay lại để lo khâu kiểm định chất lượng các mặt hàng đúng chuyên môn tốt nghiệp công nghệ hóa thực phẩm của mình.

"Chưa có sự cố gì nghiêm trọng nhưng ban đầu tụi mình quá tin vào các thông tin của nhà sản xuất về chất lượng sản phẩm mà ít khi kiểm định. Nhận thấy vậy có thể ảnh hưởng khách hàng nên tụi mình chuyển hướng" - Hải chia sẻ.

Dù có đủ cam kết của nhà cung cấp song định kỳ các bạn vẫn phải làm kiểm định chất lượng. Đột xuất còn mang sản phẩm đi kiểm định dư lượng kháng sinh hoặc bất kỳ điều gì nghi ngờ. Ngoài dựa trên bảng tiêu chuẩn của Việt Nam, các bạn còn tham khảo thêm các thông số tiêu chuẩn của nước ngoài để so sánh.

"Điều này giúp mọi thứ minh bạch hơn, đúng như cam kết an toàn phải là tiêu chuẩn hàng đầu khi chúng tôi đưa sản phẩm phục vụ bữa ăn của bà con mỗi ngày" - Trung nói.

Lối đi riêng

Bà Lê Lan (70 tuổi), khách mua hàng tại cửa hàng đường Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp), kể bà từng mua loại nấm tương tự ngoài chợ nhưng ăn vị không ngon bằng mặt hàng cùng loại do cửa hàng bán nên cần nấm bà đến đây mua. "Tôi thường chọn cá biển ở cửa hàng này vì đánh bắt trong ngày nên cá luôn tươi" - bà Lan nói.

Tại mỗi cửa hàng, các bạn đều có hình ảnh, thông tin công khai về nguồn gốc cung cấp sản phẩm. Đặc biệt với các loại rau củ, hàng tươi sống, các thông tin càng cần rõ ràng hơn. Một số loại mặt hàng ngoài bảng giá còn tóm tắt câu chuyện liên quan đến sản phẩm đó để khách biết rõ hơn.

Các nhà cung cấp trở thành vùng nguyên liệu để các bạn chủ động nguồn hàng như rau củ phần lớn từ Lâm Đồng, cá tươi từ biển Vũng Tàu, Ninh Thuận. Hay nguồn thịt heo chừng 300kg mỗi ngày các bạn hợp tác với một trang trại nuôi tại Bình Dương, đảm bảo thịt đã qua kiểm định. Cửa hàng còn phục vụ thịt heo nuôi theo quy trình hữu cơ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá gấp đôi thịt heo bình thường nhưng vẫn có khách chọn mua.

Sẽ phải cạnh tranh với các "ông lớn", nhóm đều ý thức như vậy nhưng cách của nhóm có khác. Những sinh viên ngày ấy "đã lớn", đã thành lập công ty, hiện có gần 100 nhân viên. Sau sáu cửa hàng rải rác tại Q.Gò Vấp, mục tiêu của năm 2019 sẽ là bốn cửa hàng mới ở những nơi khác, đồng thời hoàn tất thương thảo để gọi vốn đầu tư.

Nguyễn Thị Hồng Cẩm, phụ trách phát triển sản phẩm, chia sẻ: "Thay vì mải chạy theo cạnh tranh mà chắc chắn tiềm lực không thể so với các "ông lớn" cùng mô hình, tụi mình chọn cách tự nâng giá trị hiện có bằng cam kết đảm bảo chất lượng an toàn từng mặt hàng, thái độ phục vụ và dịch vụ đi kèm đến khách. Lối đi riêng ấy sẽ giúp nhóm phát triển".

Đưa nông sản nhà quê lên phố - Ảnh 3.
QUỐC LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar