11/02/2025 17:06 GMT+7

Đua nhau giảm giá trên livestream, nhà bán hàng online lo lắng trong cuộc đua xuống đáy

BÔNG MAI
và 1 tác giả khác

Các sàn thương mại điện tử sử dụng mã giảm giá là công cụ quan trọng để kích thích người dùng mua sắm, nhưng thực tế chi phí này lại đổ về phía nhà bán hàng.

Đua nhau giảm giá trên livestream, nhà bán hàng online lo lắng trong cuộc đua xuống đáy - Ảnh 1.

Một phiên livesteam của TikTok - Ảnh: T.T.

Ông Lê Thành Vân, CEO thương hiệu thời trang GUMAC, thừa nhận từng bị hấp dẫn bởi những phiên livestream "kỷ lục" của các KOL/KOCs cùng các danh hiệu như Nhà bán hàng xuất sắc nhất do sàn thương mại điện tử trao tặng. 

Tuy nhiên để đạt được thành tích này, doanh nghiệp buộc phải liên tục tham gia các chương trình trợ giá, giảm giá sản phẩm để duy trì doanh số.

Doanh thu cao nhưng vẫn lỗ

Livestream và sàn thương mại điện tử đang trở thành cuộc đua xuống đáy. Đặc thù của mô hình này là sản phẩm phải rẻ, đánh vào các mặt hàng giá bình dân, dễ tiếp cận số đông. "Điều này khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động, lợi nhuận giảm sút và hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của sàn", ông Vân chia sẻ.

Ông Vân cho biết có thời điểm doanh thu của GUMAC đạt hàng chục tỉ đồng/tháng, nhưng khi tính toán lại, công ty không chỉ không có lãi mà còn bị lỗ do phải "giảm giá kịch sàn".

Không chỉ vậy, việc bán hàng online còn đi kèm với rủi ro tồn kho cao, buộc doanh nghiệp phải chi nhiều hơn cho quảng cáo và KOL/KOCs. Với các thương hiệu mới hoặc đang xây dựng nhận diện, livestream có thể là kênh hiệu quả để tiếp cận khách hàng.

Tuy nhiên, ông Vân nhấn mạnh đây không phải là chiến lược dài hạn. Nếu doanh nghiệp bị cuốn vào vòng xoáy livestream và giảm giá liên tục, thị trường Việt Nam sẽ ngập tràn hàng giá rẻ, tự cạnh tranh lẫn nhau.

Dù vậy, CEO GUMAC vẫn đánh giá sàn thương mại điện tử là một kênh bán hàng quan trọng. Tuy nhiên thay vì chạy theo cuộc đua giảm giá, ông cho biết sẽ tập trung vào kênh bán hàng, website chính thức của thương hiệu, triển khai các chính sách ưu đãi hấp dẫn, không kém gì trên sàn.

Khéo co thì ấm

Có kinh nghiệm hỗ trợ nhiều doanh nghiệp thúc đẩy doanh số trên các sàn lớn, tổ chức nhiều phiên livestream bán hàng với doanh thu triệu đô, ông Nguyễn Trần Quốc Đạt - giám đốc Công ty BeyondK - nhìn nhận không ít người bán hàng Việt còn những thiếu sót, khó khăn so với doanh nghiệp ngoại. 

"Với việc kinh doanh thương mại điện tử, chắc chắn các doanh nghiệp/nhãn hãng sẽ phải phụ thuộc vào các mạng xã hội và các sàn", ông Quốc Đạt chia sẻ.

Theo đó, khó khăn điển hình của các doanh nghiệp Việt là sẽ phải làm quen với chính sách của các sàn, và tham gia các chiến dịch lớn để có được lượng khách hàng tốt. Tuy nhiên, chi phí tham gia các chiến dịch là không nhỏ. Áp lực này còn lớn hơn đối với các thương hiệu có đặc thù margin (đòn bẩy tài chính) không cao.

Vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp Việt, chuyên gia cho rằng cần tổ chức các chiến dịch với chi phí hợp lý, tương tự như OCOP ("Mỗi xã một sản phẩm", chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn). Nhờ đó người bán tiếp sức từ nhiều bên như báo chí - truyền thông, sàn thương mại điện tử, và những người có sức ảnh hưởng (KOL).

Bên cạnh đó để phát triển, ông Quốc Đạt cho rằng việc kiểm soát chất lượng của hàng hóa được bán trên sàn là vấn đề không nhỏ. 

Thuê KOL bán hàng

Bên cạnh việc tự bán, một số đơn vị cũng thuê những người có tầm ảnh hưởng là KOC/KOL để làm tiếp thị liên kết.

Tuy nhiên với các chiến dịch có quy mô lớn, ví dụ như các phiên mega livestream, với sự tham gia từ 200 đến hàng ngàn nhãn hàng, việc trải nghiệm cá nhân sẽ là thách thức lớn với họ.

Lúc này, các MCN (mạng lưới đa kênh) hoặc công ty quản lý thương mại điện tử và livestream sẽ là các đơn vị chịu trách nhiệm thông qua quy trình tìm kiếm và kiểm tra chất lượng của các nhãn hàng nói chung và hàng Việt nói riêng.

Chế độ hậu mãi sau bán hàng cũng là nhiệm vụ của MCN/công ty đứng sau các KOC/KOL, nhằm đảm bảo sản phẩm đến đúng khách hàng phù hợp và giải quyết vấn đề của người mua hàng sau khi mua sản phẩm.

Người bán hàng online chật vật sinh tồn trên sàn

Thương mại điện tử (thương mại điện tử) Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024, với tổng doanh số trên năm sàn lớn đạt gần 319.000 tỉ đồng, tăng gần 38% so với năm trước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Liên quan hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất sản phẩm này.

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Giá chào bán nhà ở Anh đạt mức đỉnh mới

Đây là năm thứ năm liên tiếp giá chào bán đạt mức kỷ lục vào tháng 5, thời điểm thị trường bất động sản Anh đạt mức sôi động nhất.

Giá chào bán nhà ở Anh đạt mức đỉnh mới

Giá cà phê bật tăng trở lại sau nhiều phiên giảm

Sau nhiều phiên giảm, giá cà phê trong nước và thế giới bật tăng trở lại, đặc biệt cà phê Robusta giao dịch trên sàn tăng khá mạnh so với thường thấy.

Giá cà phê bật tăng trở lại sau nhiều phiên giảm

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc đã đến tham quan Cảng quốc tế Long An (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An).

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Nhiều người thắc mắc vì sao không thấy tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên xuất hiện trong danh sách cổ đông góp vốn sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt trên dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả

Ngày 20-5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối với Nguyễn Văn Khánh, 29 tuổi, trú Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar