27/08/2019 11:24 GMT+7

Đưa họa tiết tranh Hàng Trống vào khăn, áo, sổ tay, bao bì

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Nhà thiết kế Trịnh Thu Trang và nhóm dự án Họa Sắc Việt vừa có buổi giao lưu giới thiệu đề tài 'Tranh Hàng Trống - những điều xưa cũ mới mẻ' tại Đường sách TP.HCM chiều 25-8.

Đưa họa tiết tranh Hàng Trống vào khăn, áo, sổ tay, bao bì - Ảnh 1.

Từ bức tranh Hàng Trống Canh nông vi bản, nhóm dự án sáng tạo ra chuỗi hình ảnh mô phỏng động tác cày, cấy, gặt của người nông dân trong quá trình hình thành bánh gạo Việt

Đây là một phần của dự án Họa Sắc Việt do nhóm bạn trẻ khởi động từ năm 2017, với mong muốn giải đáp vấn đề "Phong cách thiết kế của Việt Nam là gì?".

Câu trả lời bước đầu được tìm kiếm từ công cuộc lội ngược dòng, thâm nhập vào dòng tranh Hàng Trống - một sản phẩm của người Việt ở Thăng Long, để từ đó đưa ra các đồ án ứng dụng màu sắc và họa tiết của dòng tranh này trên các sản phẩm Việt Nam hiện đại.

Trịnh Thu Trang (giảng viên ngành thiết kế đồ hoạ Đại học Kiến trúc Hà Nội) đã dành 5-6 năm sưu tập các hiện vật tranh Hàng Trống, là mẫu tranh thật và mang nhiều đề tài, nhiều phong cách của nghệ nhận truyền thống, hình thành một kho dữ liệu quan trọng.

Nhóm dự án cũng làm việc với các nghệ nhân Lê Đình Nghiên và nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê để có những nắm bắt về tầm quan trọng cũng như giá trị, ảnh hưởng của tranh Hàng Trống trong đời sống người Việt từ xưa.

Với tinh thần bảo tồn những giá trị truyền thống, nhóm dự án cho biết "Chúng tôi không cố gắng bê nguyên chúng đặt vào thực tại... Việc chúng tôi có thể làm là chắt lọc những gì từ chất liệu dân gian có tiềm năng ứng dụng vào cuộc sống hiện đại, vào công việc hiện tại của những người thiết kế đồ họa, những nhà thiết kế thời trang, nội thất hay nhiều nghệ sĩ khác".

Tại buổi giao lưu, Trịnh Thu Trang cũng trình bày những khác biệt cơ bản giữa tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ. Theo đó, Hàng Trống là sản phẩm ở Thăng Long (Đông Hồ ở Bắc Ninh), và thuộc dòng tranh có trình độ thẩm mỹ cũng như phục vụ đối tượng thưởng thức cao qua các đề tài như: Tứ quân tử mai lan cúc trúc, Tố nữ, Lớp học của thầy đồ cóc, Múa rồng, Rước đèn ông sao...

Đặc biệt Hàng Trống còn có dòng sản phẩm tranh thờ, tranh tết có ý nghĩa thiêng liêng đối với các gia đình Việt ngày xưa.

"Hồi xưa, nhà nào dù nghèo cũng muốn có một bức tranh treo trong nhà, đặc biệt là trên bàn thờ ngày tết. Dòng tranh Hàng Trống đáp ứng nhu cầu này, nay các sản phẩm hiện đại có nhiều, các mẫu tranh xưa không còn được treo bàn thờ nữa, nên chúng tôi chắt lọc lấy, sáng tạo ra các mẫu và ứng dụng vào nhiều sản phẩm của người Việt hôm nay", Thu Trang giới thiệu.

"Ở đây, dự án chúng tôi ứng dụng từ màu sắc và họa tiết của dòng tranh này vào khăn, áo, và cả bao bì nhãn mác. Nghiên cứu và ứng dụng tranh Hàng Trống, chúng tôi còn muốn kể câu chuyện về màu sắc họa tiết và phong cách thiết kế truyền thống Việt cho bạn bè quốc tế, một kiểu tự hào như người Nhật có mẫu áo Kimono còn người Việt chúng ta hiện nay đang có những gì?", Trịnh Thu Trang và Lê Huy Hà - hai thành viên của dự án cùng chia sẻ.

Tại buổi giới thiệu lần này, nhóm Dự án Họa Sắc Việt cũng trưng bày giới thiệu một loạt các mẫu họa tiết được sáng tạo từ đường nét của tranh Hàng Trống: họa tiết mây, cá, quạt, các kiểu họa tiết tròn, xoáy, hình hoa sen, hình thoi, họa tiết hình cóc...

Đưa họa tiết tranh Hàng Trống vào khăn, áo, sổ tay, bao bì - Ảnh 2.

Hoa văn cóc hình thành từ Tranh Hàng Trống - Ảnh: L.ĐIỀN

Sau chặng đường gần 3 năm, dự án đã ra mắt được tập sách Họa sắc Việt từ tranh Hàng Trống (tác giả Trịnh Thu Trang - NXB Thế Giới), và tiếp tục sẽ tổ chức các workshop để lan tỏa nhận thức về giá trị ứng dụng của tranh Hàng Trống đến đông đảo công chúng, đặc biệt là các học sinh tuổi mầm non, tiểu học.

Nhóm dự án có ý tưởng tiếp theo sẽ tiếp tục tìm hiểu, ứng dụng màu sắc họa tiết có tính mỹ thuật từ các di sản văn hóa của các dân tộc vùng Tây Nguyên, Tây Bắc... trong sáng tạo phong cách thiết kế như với tranh Hàng Trống.

Đưa họa tiết tranh Hàng Trống vào khăn, áo, sổ tay, bao bì - Ảnh 3.

Trịnh Thu Trang (trái) và Lê Huy Hà cùng giới thiệu Họa Sắc Việt - Ảnh: L.ĐIỀN

Nghệ nhân cuối cùng của tranh Hàng Trống

TT - Hằng ngày có người đàn ông chạy xe từ phố cổ đến một căn phòng ở phố Hoàng Cầu (Hà Nội), công việc trong ngày chỉ quẩn quanh với mấy bản khắc, những tấm giấy dó và những bản tranh đã nhuốm màu thời gian. Vậy mà ông đã gắn bó với căn phòng này hơn nửa đời người. Ông là Lê Đình Nghiên, nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh Hàng Trống.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar