23/09/2024 17:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đưa hai nhịp cầu đường sắt Bình Lợi về UBND TP.HCM để bảo tồn

Căn cứ đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và UBND TP.HCM, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định điều chuyển hai nhịp cầu đường sắt Bình Lợi về UBND TP.HCM quản lý, bảo tồn.

Điều chuyển hai nhịp cầu đường sắt Bình Lợi về UBND TP.HCM để bảo tồn - Ảnh 1.

Hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh cũ bên phía bờ Thủ Đức (bìa trái ảnh) sẽ được bảo tồn nguyên trạng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cụ thể hai nhịp cầu đường sắt Bình Lợi (một nhịp dài 22,9m, một nhịp dài 40,9m) có nguyên giá theo sổ kế toán là 13,888 tỉ đồng, giá trị còn lại theo sổ kế toán là 12,344 tỉ đồng.

Đây là tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được điều chuyển từ Bộ Giao thông vận tải về UBND TP.HCM quản lý, theo quy định của nghị định số 46/2018/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải, UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện bàn giao, tiếp nhận hai nhịp cầu đường sắt Bình Lợi.

Sau khi thực hiện việc tiếp nhận tài sản từ Bộ Giao thông vận tải, UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc quản lý, bảo tồn hai nhịp cầu đường sắt Bình Lợi theo quy định.

Trước đó, UBND TP.HCM đã có công văn đề nghị Bộ Giao thông vận tải thống nhất chủ trương và đề nghị Bộ Tài chính quyết định điều chuyển hai nhịp cầu đường sắt Bình Lợi cũ và tháp canh phía Thủ Đức theo nguyên trạng để quản lý và bảo tồn.

Theo UBND TP.HCM, nhịp số 1, số 2 và tháp canh phía Thủ Đức thuộc cầu đường sắt Bình Lợi cũ (km 1.719+089 tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM) được xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 1902.

Đây là công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển của Sài Gòn - TP.HCM và của ngành đường sắt Việt Nam.

Sau khi được bàn giao, tiếp nhận, UBND TP.HCM sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng của thành phố thực hiện bảo tồn nguyên trạng công trình cầu đường sắt Bình Lợi cũ (hai nhịp cầu và tháp canh phía Thủ Đức).

Việc bảo tồn nhằm lưu giữ lại dấu tích của cầu đường sắt Bình Lợi gắn với không gian sông nước để phục vụ việc tìm hiểu, nghiên cứu khoa học về ngành đường sắt và phát triển ngành du lịch.

Nên bảo tồn cầu Bình Lợi ra sao?

TTO - Các chuyên gia cho rằng bảo tồn công trình nên phối hợp với công viên, cảnh quan hai bên và nội dung câu chuyện để phát huy giá trị của công trình bảo tồn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar