10/08/2022 19:42 GMT+7

Đọt choại nhúng lẩu mắm cá đồng hao cơm phải biết

CHÍ CÔNG
CHÍ CÔNG

TTO - Đọt choại (dân miền Tây gọi là đọt chạy) nấu canh thịt, đọt choại luộc, đọt choại xào tép đồng và đặc biệt đọt choại được người dân ở miền Tây bẻ non ngoài vườn vào rửa sạch để dành nhúng lẩu mắm cá đồng đãi khách thì ăn hao cơm phải biết.

Đọt choại nhúng lẩu mắm cá đồng hao cơm phải biết - Ảnh 1.

Đọt choại nhúng lẩu mắm cá đồng đã trở thành món ăn ngon của người dân miền Tây - Ảnh: C.CÔNG

Rành cây rau choại "sáu câu vọng cổ", anh Trần Văn Khôi, ở xã Hỏa Tiến, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, nói loại rau này là loài thực vật thân thảo dây leo, sống hoang dại trong rừng, vùng ven sông rạch. Với sức sống mãnh liệt của mình, rau choại luôn vươn mầm xanh tươi ở xứ bưng phèn Hỏa Tiến (TP Vị Thanh), Gò Quao, Giồng Riềng, U Minh Thượng (Kiên Giang).

Hồi đó mọc hoang ở đồng nhưng thời gian gần đây rau choại đã được người dân ở Hậu Giang, Kiên Giang trồng để kiếm thêm thu nhập. Anh Bảy Khôi nói rau choại dễ trồng, dễ hái nhưng cũng thuộc dạng "con cưng" và phải biết cách chăm sóc. Mùa mưa chúng mập ú, cọng nào cọng nấy xanh rờn, anh bẻ bán rất nhiều. Mùa nắng rau choại cằn cỗi nên người trồng cũng vất vả chăm sóc tưới nước, bón phân.

Khi thấy rau choại cằn cỗi anh Khôi bỏ nhiều công sức để "hạ táng" - dùng cây hay chân mình đạp lên lá, thân của dây choại gãy ngang. Từ đó, sau những cơn mưa thì đọt choại lại bắt đầu đâm chồi non mới.

Hiện người dân hái rau choại được các tiểu thương mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg (tùy rau choại non hay già); bán lẻ thì có 40.000 đồng/kg. Rau choại quê nhưng có giá bán cao nên nguồn thu nhập mang lại cho bà con nông dân cũng khá ổn định.

Có rau choại bán là một lẽ nhưng cũng là món rau ngon mà người dân miền Tây dùng để nhúng lẩu mắm cá đồng thiết đãi bạn bè.

Mắm cá ở miền Tây hổng thiếu và có đủ loại như: mắm cá linh, mắm cá lóc, cá rô, cá sặc… và thậm chí là mắm ruốc nấu lẩu ăn chung với đọt choại cũng ngon bá cháy.

Lẩu mắm là món dễ nấu, các chị, các mẹ ở miền Tây hầu như đều làm được. Tuy nhiên, chị Út (vợ anh Bảy Khôi) nấu lẩu mắm có bí quyết riêng. Muốn ngon chị Út phải bưng cái rổ ra sau hè cắt mớ sả, hái ít trái ớt đỏ tươi chín mọng trên cây và lột củ tỏi để sẵn. Ba thứ này chị cắt nhuyễn rồi phi chúng với dầu ăn cho vàng, cho thơm mới đổ nước vào.

Sau đó, mắm ruốc hay mắm cá (số lượng vừa đủ) và các gia vị khác như: muối, đường, nước mắm… chị sẽ cho vào sau, nêm vừa miệng ăn là được.

Tiện tay chị Út thả mấy con cá lóc đồng ú mềm mần sạch vào nước lẩu đang sôi. Nước lẩu nóng hổi, cá lóc chính mềm, người ăn chỉ cần gắp một đũa đọt choại nhúng vào. Mùi thơm của lẩu mắm ruốc cứ thế phả vào trong gió thơm lừng càng khiến cho thực khách "dễ ghiền" vì độ giòn, độ ngọt của rau vẫn còn y nguyên như lúc ban đầu.

"Ngon bá cháy luôn chị Út. Hồi về em mua ít rau này nấu canh thịt bằm cho cả gia đình ăn mới được", chị Nguyễn Thị Trúc Linh, ở phường III, TP Vị Thanh, Hậu Giang, ngồi kế bên tôi ăn rau choại nhúng lẩu mắm mà khen lấy khen để.

Lời khen của chị Linh làm cho chúng tôi nhớ câu ca dao xưa:

"Rủ nhau lên đất bảy làng

Hái rau choại chột, nhổ bàng về đương

Choại chột thì chấm nước tương

Bàng thì đương nóp người thương tôi nằm".

Đọt choại nhúng lẩu mắm cá đồng hao cơm phải biết - Ảnh 2.

Dọc theo quốc lộ 61C (đường Vị Thanh nối dài Cần Thơ) đọt choại được người dân bán với giá 40.000 đồng/kg - Ảnh: C.CÔNG

Đọt choại nhúng lẩu mắm cá đồng hao cơm phải biết - Ảnh 3.

Mưa xuống nhiều, đọt choại vươn mình non nhớt - Ảnh: C.CÔNG

Đọt choại nhúng lẩu mắm cá đồng hao cơm phải biết - Ảnh 4.

Lẩu mắm nấu với cá lóc đồng, đọt choại là ăn ngon bá cháy - Ảnh: C.CÔNG

Đọt choại nhúng lẩu mắm cá đồng hao cơm phải biết - Ảnh 5.

Đọt choại nhúng lẩu mắm ăn vẫn giữ được độ ngọt, độ giòn rất riêng - Ảnh: C.CÔNG

Đọt choại nhúng lẩu mắm cá đồng hao cơm phải biết - Ảnh 6.

Đọt choại nhúng lẩu mắm đãi khách là ngon hết bài - Ảnh: C.CÔNG

Đọt choại nhúng lẩu mắm cá đồng hao cơm phải biết - Ảnh 7.

Hồi xưa đọt choại mọc ở đồng, ở vườn hoang, nay được người dân miền Tây trồng và giúp nhiều hộ có điều kiện kinh tế ổn định - Ảnh: C.CÔNG

Về rừng ăn lẩu mắm U Minh

TTO - "Ác với nhau chi bằng trêu lẩu mắm, thương nhau lắm thì về xứ U Minh", câu nói chơi nhưng mà thiệt. Sập mưa. Rau rừng rộ lên, dân rừng U Minh dễ hay "tạo nghiệp" khi "bẹo hàng" món lẩu mắm đầy bông.

CHÍ CÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar