23/03/2025 10:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dòng chảy văn học nghệ thuật của TP.HCM 50 năm: Bản lề mở tương lai

Không có bộ phận nào ở 'ngoại biên' trong dòng chảy văn học nghệ thuật của TP. 50 năm đã qua như một bản lề, dù vẫn còn đó những điều muốn làm mà chưa làm được, nhưng như chủ tịch Hội Nhà văn TP nói, tất cả vẫn còn ở phía trước.

Bản lề mở tương lai - Ảnh 1.

Vở kịch tiếng Quảng Đông Tô Ánh Nguyệt tưởng nhớ một nghệ sĩ người Việt - NSND Phùng Há - Ảnh: BTC

Ông Trần Huy Chí, chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số TP.HCM:

Bộ phận dân tộc thiểu số không ở "ngoại biên"

Hơn 300 năm hình thành và phát triển Sài Gòn - Gia Định, nay là TP.HCM, cộng đồng các dân tộc Hoa, Chăm, Khmer đã cùng cộng đồng các dân tộc khác xây dựng TP.HCM thành một TP đa văn hóa nhưng tôn trọng tính dân tộc đặc thù, cùng nhau phát triển. Điều đó cho thấy sự "hấp dẫn", đúng nghĩa "đất lành chim đậu" của mảnh đất này.

Nhắc đến 50 năm văn học nghệ thuật TP không thể không nói đến sự hiện diện và vun đắp của các cộng đồng này. Chính đóng góp của họ làm đa dạng, phong phú hóa các loại hình nghệ thuật tại TP thông qua những tác phẩm mang đậm nét truyền thống của từng dân tộc. Ví dụ tranh thủy mặc, thư pháp, ca kịch Quảng Đông, Triều Châu, văn học Chăm, Khmer...

Hiện đội ngũ văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số đông về số lượng, lớn mạnh về tổ chức. Từ khoảng 60 hội viên của ba chi hội dân tộc Hoa, Chăm, Khmer nay phát triển hơn 200 hội viên sinh hoạt thường xuyên trong chín chi hội chuyên ngành và đơn vị trực thuộc khác.

Trong bối cảnh mới, để giữ gìn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tôi vẫn mong TP tiếp tục quan tâm và có những chính sách giáo dục đối với các cộng đồng người.

Họ phải được học tốt tiếng Việt nói chung và tiếng dân tộc nói riêng. Nhất là giáo dục, phải thấm sâu văn hóa truyền thống của chính cộng đồng mình. Ví dụ người Hoa phải thấu hiểu văn hóa dân tộc Hoa, tương tự đối với dân tộc Chăm, Khmer...

Đi cùng với đó là những đầu tư thiết chế giáo dục, thiết chế văn hóa dành cho người dân tộc thiểu số. Có như vậy mới có thể đi xa được.

Nhà văn Bích Ngân, chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM:

Tất cả vẫn còn ở phía trước

Trong lĩnh vực văn chương, TP.HCM có hơn 20 tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật và rất nhiều tên tuổi khác đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của TP từ những năm 1990 cho đến nay thông qua hoạt động sáng tác bền bỉ và liên tục của họ.

Dòng chảy văn học nghệ thuật của TP.HCM 50 năm: Bản lề mở tương lai - Ảnh 2.

Nhà văn Bích Ngân (chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM):

Có thể kể một số cái tên như Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Lê Văn Thảo, Vũ Hạnh, Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Trương Thiên Lý, Nguyễn Mạnh Tuấn, Trần Văn Tuấn, Nhật Tuấn, Nguyễn Duy, Văn Lê, Mường Mán, Nguyễn Nhật Ánh, Lý Lan, Nguyễn Đông Thức...

Họ đã viết không chỉ bằng tài năng mà còn bằng cả sinh mệnh của mình. Họ có những tác phẩm được thử thách qua thời gian. Làm gì thì làm, tôi nghĩ phải trân trọng và lưu giữ cái đã, chỉ khi lưu giữ được thì mới phát huy và lan tỏa được.

Tiếp nối di sản đó, dòng chảy văn học trẻ TP.HCM liên tục được bồi đắp với nhiều khát khao sáng tạo mới. Song văn học trẻ của TP hôm nay dường như vẫn đang phát triển mạnh về bề rộng mà thiếu chiều sâu. Nhưng tôi tin tất cả còn ở phía trước.

Những năm qua hội cũng đã nỗ lực tạo điều kiện góp phần phát hiện, tập hợp và chăm bồi những cây bút trẻ có nội lực văn chương bằng nhiều hoạt động như mở trại sáng tác dành cho người viết trẻ, hội nghị những người viết trẻ, giải thưởng văn học cho tác giả trẻ, nối kết những hoạt động giao lưu văn học với một số nước trong khu vực châu Á...

Những hoạt động này cần tiếp tục duy trì và mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng, đồng thời tác phẩm của người trẻ cần được in ấn và phát hành. Đây thực sự là động lực cho người viết trẻ giữ được ngọn lửa đam mê nghề nghiệp.

Ông Phạm Việt Phước, giám đốc Hãng phim TFS:

Đôi khi chúng ta còn đi chậm

TFS vừa thực hiện xong 37 tập phim tài liệu Vượt sóng nhân kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất. Bắt tay vào làm, chúng tôi thật sự tự hào và ngưỡng mộ ý chí của bậc tiền bối đi trước. Chúng tôi thấy có trách nhiệm truyền tải sự tự hào ấy.

Dòng chảy văn học nghệ thuật của TP.HCM 50 năm: Bản lề mở tương lai - Ảnh 3.

Ông Phạm Việt Phước (giám đốc Hãng phim TFS)

Nghệ thuật là văn hóa. Văn hóa rất quan trọng, cùng với những lĩnh vực khác đưa xã hội đi lên.

Làm được một sản phẩm văn hóa tốt sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ thưởng thức của mọi người. Văn hóa nghệ thuật nước nhà và TP.HCM luôn có sự chuyển mình.

Nhưng trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số thì đôi khi chúng ta còn đi chậm.

TFS hiện gặp nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt. Và khó khăn ấy dai dẳng bắt nguồn từ sự thay đổi thói quen của khán giả.

Để có thể tồn tại, chúng tôi bắt buộc phải thay đổi và vượt khó.

Không có lý do gì mà chúng ta từ bỏ. Từ bỏ tức là đạp đổ những giá trị mà 50 năm qua văn hóa nghệ thuật TP.HCM đã xây dựng. Chúng tôi hiểu mình cần cố gắng đeo đuổi, tạo ra thêm nhiều sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả.

Mời bình chọn 50 tác phẩm văn học nghệ thuật nổi bật của TP.HCM

Nhằm tôn vinh những thành tựu đáng ghi nhận của thành phố trong nửa thế kỷ qua, TP.HCM tổ chức chương trình bình chọn và công bố 50 tác phẩm nổi bật trên các lĩnh vực.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar