30/12/2024 22:56 GMT+7

'Thành phố cam kết đầu tư, tạo môi trường cho sáng tạo văn học nghệ thuật'

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã nói như trên ở lễ trao thưởng Cuộc vận động sáng tác và dàn dựng, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật TP.HCM - 50 năm tự hào bản anh hùng ca.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Xây dựng TP.HCM là thành phố văn hóa, nhân văn - Ảnh 1.

Ông Phan Văn Mãi (bìa phải) và ông Bùi Anh Tấn - phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM (bìa trái) trao giải nhất lĩnh vực văn học - Ảnh: HỮU HẠNH

Tối 30-12, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức lễ công bố vào trao giải thưởng cuộc vận động sáng tác và dàn dựng, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nhà hát thành phố.

Tham dự lễ trao giải có ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM, ông Nguyễn Phước Lộc - phó bí thư Thành ủy TP.HCM, chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, ông Phan Nguyễn Như Khuê - trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM.

Xây dựng thành phố mang tên Bác là thành phố văn hóa

Tại lễ trao giải, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá cao sự nhiệt tình của các tác giả hưởng ứng cuộc vận động sáng tác.

Ông Mãi chia sẻ: "Cuộc vận động sẽ góp phần làm phong phú thêm đời sống nghệ thuật, đời sống tinh thần, cổ vũ thêm quá trình xây dựng và phát triển TP.HCM.

Đây chỉ mới bắt đầu, chúng ta sẽ dàn dựng thành các tác phẩm để phổ biến, lan tỏa những thành quả của lao động, sáng tạo đến với nhiều người hơn, làm cho đời sống tinh thần của người dân thành phố thêm phong phú hơn".

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Xây dựng TP.HCM là thành phố văn hóa, nhân văn - Ảnh 6.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi - Ảnh: HỮU HẠNH

"UBND TP.HCM sẽ chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, các cơ quan liên quan tiếp tục đề xuất để có sự đầu tư xứng đáng để hoàn thiện dàn dựng và phổ biến các tác phẩm.

Thành phố không tiếc các khoản đầu tư cho văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng. Chúng tôi tin rằng những tác phẩm đoạt giải sẽ sống mãi với thời gian.

Thành phố tiếp tục có những đầu tư, chính sách tạo môi trường sáng tạo để các văn nghệ sĩ tiếp tục phát triển các hoạt động của mình.

Thành phố cam kết đầu tư, tạo môi trường cho sáng tạo văn học nghệ thuật, xây dựng TP.HCM thành thành phố văn hóa, thành phố nhân văn" - ông Mãi nhấn mạnh.

Trao hơn 80 giải thưởng

Cuộc vận động sáng tác và dàn dựng, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) với chủ đề TP.HCM - 50 năm tự hào bản anh hùng ca được UBND TP.HCM phát động từ tháng 7-2023.

Sau hơn một năm phát động, cuộc vận động nhận được 630 tác phẩm của 434 tác giả, nhóm tác giả trên 8 lĩnh vực.

Hội đồng nghệ thuật chọn ra 83 tác phẩm trao giải. Trong đó, lĩnh vực văn học (có 13 giải), sân khấu (7 giải), múa (12 giải), mỹ thuật (10 giải), điện ảnh 9 giải), kiến trúc (4 giải), nhiếp ảnh (14 giải) và âm nhạc (14 giải).

Mỗi giải thưởng có giá trị từ 30 đến 120 triệu đồng.

Giải nhất lĩnh vực văn học trao cho tác giả Trịnh Quang Phú với tác phẩm Theo dấu chân Người (tập truyện ký).

Giải nhất lĩnh vực sân khấu thuộc về tác giả Phạm Dương Mỹ Thu Huyền với tác phẩm Lửa Sài Gòn (cải lương).

Giải nhất lĩnh vực múa trao cho tác giả Tô Nguyệt Nga với tác phẩm Thành phố tôi yêu (thơ múa).

'Thành phố cam kết đầu tư, tạo môi trường cho sáng tạo văn học nghệ thuật' - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Phước Lộc (bìa phải) và lãnh đạo Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM trao giải nhất lĩnh vực múa - Ảnh: HỮU HẠNH

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Xây dựng TP.HCM là thành phố văn hóa, nhân văn - Ảnh 3.

Các tác giả đoạt giải lĩnh vực mỹ thuật - Ảnh: HỮU HẠNH

Lĩnh vực mỹ thuật có hai giải trao cho tác giả Đỗ Đình Miền với tác phẩm Nhịp sống trẻ (tranh chất liệu tổng hợp) và tác giả Cổ Tấn Long Châu với tác phẩm Thưa Bác kính yêu, thế hệ chúng cháu nguyện làm tốt đẹp thêm cho thành phố mang tên Bác (tranh hoành tráng, 2 x 1,22m).

Giải nhất lĩnh vực điện ảnh trao cho Công ty cổ phần phim Giải Phóng với tác phẩm Đặc công Rừng Sác (kịch bản phim truyện điện ảnh).

Giải nhất lĩnh vực kiến trúc trao cho tác phẩm Cung thiếu nhi TP.HCM của tác giả Nguyễn Trường Lưu.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Xây dựng TP.HCM là thành phố văn hóa, nhân văn - Ảnh 4.

Hai tác giả đoạt giải nhất lĩnh vực nhiếp ảnh - Ảnh: HỮU HẠNH

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Xây dựng TP.HCM là thành phố văn hóa, nhân văn - Ảnh 5.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đoạt giải ba lĩnh vực âm nhạc - Ảnh: HỮU HẠNH

Lĩnh vực nhiếp ảnh có hai giải nhất gồm: tác phẩm Sài Gòn Black & White (sách ảnh - bộ ảnh) của tác giả Hoàng Trung Thủy và tác phẩm Xuân về trên thành phố mang tên Bác (ảnh đơn) của tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga.

Lĩnh vực âm nhạc cũng có hai giải nhất gồm: Thành phố tôi - Khát vọng tự hào (hợp xướng) của tác giả Trần Lê Trà Thanh và ca khúc Chào 50 năm thành phố rạng rỡ tên Người (ca khúc) của tác giả Mai Trâm. Ngoài ra, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đoạt giải ba với ca khúc Làm theo di chúc thiêng liêng. 

Trong khuôn khổ lễ công bố và trao giải thưởng, khán giả được thưởng thức một số tiết mục nghệ thuật được dàn dựng từ những tác phẩm tham gia cuộc vận động lần này như: Ca khúc dâng người 50 mùa hoa (tác giả Đặng Văn Bông), Chiếc lược ngà (tác giả DTAP), Chào 50 năm thành phố rạng rỡ tên Người (tác giả Mai Trâm)…

Cuộc vận động sáng tác âm nhạc Bài ca thống nhất: Mỗi tác giả chỉ được gửi một tác phẩm

Mỗi tác giả tham dự chỉ được gửi một tác phẩm. Ban tổ chức có quyền sử dụng các tác phẩm đoạt giải để phục vụ công tác tuyên truyền trong đợt kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất dưới mọi hình thức, không trả tiền nhuận bút cho tác giả.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar