25/03/2020 17:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đón đồng bào về nước, cảm động đến bật khóc

SƠN NGỌC
SƠN NGỌC

TTO - Nếu phòng chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến thì nơi tiếp đón người về từ vùng dịch chính là các 'tiền đồn'. Từ một trong những 'tiền đồn' như thế, các cán bộ sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh chia sẻ trải nghiệm đặc biệt của người trong cuộc.

Đón đồng bào về nước, cảm động đến bật khóc - Ảnh 1.

Thực hiện các thủ tục đón khách về từ vùng dịch tại sân bay Vân Đồn. Đưa quy trình hàng không ra thực hiện ngoài trời là ý tưởng của sân bay, nhằm giảm tối đa nguy cơ lây bệnh - Ảnh: SƠN NGỌC

1. Anh Trình Hồng Như, nhân viên giám sát an toàn khu bay, sân bay quốc tế Vân Đồn:

Công việc chính của tôi là đảm bảo an toàn đường cất hạ cánh của tàu bay, đảm bảo trang thiết bị để phục vụ tàu bay hoạt động tốt, không xảy ra sự cố, tức là đảm bảo an toàn cho một chuyến bay liên tục, thông suốt.

Tôi cũng không nhớ chính xác mình đã phục vụ bao nhiêu chuyến bay từ vùng dịch về trong suốt thời gian vừa rồi, nhưng cơ bản là gần hết. Có chuyến dù không vào làm trực tiếp nhưng vẫn hỗ trợ anh em.

Cảm xúc đón những chuyến bay này thực sự là rất đặc biệt. Ngay từ chuyến bay đầu tiên đưa người Việt từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc về nước, tôi đã tự đặt bản thân vào vị trí của người Việt xa quê hương. Khi xảy ra dịch bệnh như thế, ai cũng mong được trở về, nhìn thấy đồng bào về nước an toàn, tôi thực sự vui, cảm thấy mình đã góp một phần dù rất nhỏ bé đem đến niềm hạnh phúc lớn lao cho nhiều người.

Đặt mình vào địa vị của họ mới thấy thực sự may mắn khi được trở về Tổ quốc, về đất mẹ, và còn rất nhiều người khác vẫn chưa được về…

Sân bay Vân Đồn đón chuyến bay ngày 23-3 - Video: SƠN NGỌC

Đón chuyến bay từ Vũ Hán, 100% cán bộ nhân viên mặc đồ bảo hộ giống hệt nhau, kín mít từ đầu đến chân, không nhìn ra ai cả. Chuyến bay hạ cánh trễ mấy tiếng đồng hồ so với dự định, đêm đó anh em sân bay Vân Đồn đều không ngủ để túc trực, sẵn sàng phục vụ.

Lúc lên xe đi về khu cách ly, hành khách vẫy tay chào các nhân viên mặt đất. Chúng tôi thực sự thấy ấm lòng, cảm động đến bật khóc. Chúng tôi hiểu cái vẫy tay đó đã thay cho lời cảm ơn tự đáy lòng.

Vì là chuyến bay đầu tiên, mọi người còn bỡ ngỡ vì chưa thực hiện quy trình đón khách nào khác biệt như vậy. Trong bối cảnh dịch bệnh, lãnh đạo sân bay đã xây dựng một quy trình đặc biệt đón chuyến bay từ vùng dịch, chúng tôi phải nắm bắt mọi khâu ngay từ đầu.

Với sự hướng dẫn cụ thể về quy trình đảm bảo an toàn của các đơn vị y tế, sự chuẩn bị kỹ lưỡng và động viên của lãnh đạo sân bay, sự tận tâm và trách nhiệm cao nhất với công việc, chúng tôi đã triển khai quy trình một cách trơn tru, đúng kịch bản, không để xảy ra sai sót.

Dần dà khi việc đã vào guồng, chúng tôi làm rất nhanh, chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ cho 1 chuyến bay. Mặc đồ bảo hộ cũng quen dần, thay vì làm trong nhà ga thì làm ngoài trời. Có vất vả hơn chút xíu là phải thức đêm dậy sớm, thời tiết thay đổi, nhiều chuyến bay thông báo đột ngột, gấp gáp, nhiều chuyến hủy bất ngờ...

Nhưng anh em dần gạt bỏ nỗi lo lắng, vì chúng tôi được Sở Y tế hướng dẫn thường xuyên, nhân viên y tế hằng ngày đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe, đồ bảo hộ thì an toàn.

Đón đồng bào về nước, cảm động đến bật khóc - Ảnh 3.

Mọi cán bộ nhân viên sân bay Vân Đồn đều phải mặc trang phục bảo hộ đảm bảo an toàn - Ảnh: SƠN NGỌC

Thực ra làm thủ tục trong nhà ga hay bãi đỗ xa, chúng tôi đều phục vụ y hệt nhau. Khó khăn và cũng là khác biệt nhất là phải mặc đồ bảo hộ rất nóng, đeo khẩu trang và đeo kính dẫn tới hạn chế tầm quan sát. Vì thế đội ngũ giám sát an toàn khu bay phải tăng cường thêm người, cầm bộ đàm để quan sát và nhắc nhở nhau.

Từ chiến dịch này, cán bộ sân bay Vân Đồn đã học được rất nhiều kinh nghiệm khi tham gia một công việc đòi hỏi sự linh động, ứng phó trong thời điểm dịch bệnh. Anh em bảo nhau, thực hiện chiến dịch này một là nhiệm vụ, là công việc và trách nhiệm.

Thủ tướng đã nói phải chống dịch như chống giặc, chúng tôi ở đây cũng làm với tinh thần như vậy, sẵn sàng dấn thân, công việc càng khó càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh.

Bây giờ chúng tôi có thể tự tin nói: "Sân bay Vân Đồn hoàn toàn có thể tiếp tục thực hiện tốt chiến dịch này, bà con cứ yên tâm về thôi, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ".

Tôi đọc nhiều bài báo, nhìn thấy cảnh nhiều lực lượng khác nhau cùng tham gia chống dịch, phải phục vụ từ sáng tinh mơ, ăn uống vội vã, cảm thấy giống hệt anh em mình ở đây, vừa thương vừa tội. Tôi muốn nhắn nhủ tới tất cả các lực lượng cùng tham gia vào công tác này: Anh em hãy cùng cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần chống dịch, cũng là tích lũy kinh nghiệm, và có một kỷ niệm không thể quên trong đời.

Anh Trình Hồng Như

Đón đồng bào về nước, cảm động đến bật khóc - Ảnh 5.

Trong hơn 1 tháng, sân bay Vân Đồn đã đón gần 3.500 đồng bào về nước - Ảnh: SƠN NGỌC

2. Anh Đoàn Mạnh Hưng, đội trưởng đội giám sát an toàn môi trường y tế - phòng an toàn hàng không, sân bay Vân Đồn:

Nhận cuộc gọi vợ báo bị đau bụng từ đêm qua, bà xã lại ở nhà có một mình, đúng lúc đang đón chuyến bay đưa khách từ Nhật Bản về, tôi không thể rời bỏ công việc để trở về chăm sóc vợ được.

Xong chuyến đêm muộn thì 6h sáng 23-3, chúng tôi lại đón thêm 2 chuyến bay từ Đức và Anh với hơn 500 khách. Xong việc thì đã trưa.

Suốt thời gian đó, lo và sốt ruột lắm nhưng tôi đành nhắn tin động viên vợ cố gắng bình tâm tự chăm sóc bản thân trong lúc chồng chưa kịp về. Tôi dặn vợ khi hoàn thành công việc sẽ lập tức về ngay để đưa cô ấy đi khám kiểm tra.

Tôi là một trong những người đầu tiên làm việc tại sân bay Vân Đồn, hiểu những khó khăn của sân bay, nên khi cùng anh em tham gia quy trình đón đồng bào về từ vùng dịch, tôi xem đó là chuyện hết sức bình thường, là dịp để học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng xử lý nhiều tình huống, đặc biệt trong ngành hàng không, mà chẳng dễ gì có cơ hội trải nghiệm sau này.

Nói về nguy cơ lây nhiễm, tôi và anh em đều lo lắng, hoang mang khi mới nhận được yêu cầu công việc. Nhưng với quy trình hàng không đặc biệt, nỗi lo đó đã dần biến mất.

Đón đồng bào về nước, cảm động đến bật khóc - Ảnh 6.

Mỗi cán bộ nhân viên tham gia đón chuyến bay đều được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng phòng dịch - Ảnh: SƠN NGỌC

Động lực giúp tôi vững tin đảm nhiệm tốt công việc chính là sự ủng hộ của gia đình. Bố mẹ và vợ luôn dặn dò tuân thủ các quy trình y tế để bảo vệ cho bản thân. Bảo vệ được bản thân thì sẽ bảo vệ được gia đình và cộng đồng.

Hai năm làm việc trong môi trường này cũng đã luyện cho tôi tinh thần làm việc nhiệt huyết, không ngại khổ ngại khó.

Gần 2 tháng qua, các chuyến bay giải cứu từ vùng dịch về hầu như đều thất thường, không có lịch cố định. Có những chuyến chúng tôi chỉ nhận được lịch hạ cánh trước 30 phút. Dù quy trình đón tiếp các chuyến bay từ vùng dịch phức tạp và nhiều thao tác hơn, chúng tôi vẫn tổ chức công việc rất khoa học vì có đội ngũ rất chuyên nghiệp, các lãnh đạo có kinh nghiệm lâu năm trong ngành hàng không.

Cùng với các cộng sự mẫn cán, chúng tôi đảm bảo các chuyến bay về từ vùng dịch đều suôn sẻ, an toàn cho hành khách và đội ngũ nhân viên sân bay.

trong bất cứ tình huống nào, cbnv sân bay vân đồn luôn tận tình hỗ trợ hành khách

Trong bất cứ tình huống nào, cán bộ sân bay Vân Đồn luôn tận tình hỗ trợ hành khách - Ảnh: SƠN NGỌC

Câu chuyện được các cán bộ sân bay Vân Đồn chia sẻ nhiều về các chuyến bay từ vùng dịch là chuyện của nhân viên y tế Cao Thị Hảo.

Một chuyến bay trở về từ Incheon, Hàn Quốc có một em bé sơ sinh mới hơn 3 tháng tuổi, không có cha mẹ đi cùng. Chị Hảo lúc đó đã xong việc, đang thay đồ chuẩn bị nghỉ, nghe thông báo "bé khóc rất nhiều" đã tức tốc đến khu vực nhập cảnh đón em bé.

Biết bé khóc vì nhớ hơi mẹ, chị Hảo đã ôm và nựng bé, cho bé uống sữa. Chị Hảo chưa lập gia đình nhưng thao tác rất thuần thục khiến mọi người ngỡ ngàng. Có lẽ nhờ tình yêu thương với trẻ thơ, chị Hảo đã nhanh chóng trở thành một "người mẹ thực thụ".

Em bé ngừng khóc và ngủ ngoan trong vòng tay chị Hảo, trong khi các cán bộ hải quan, cửa khẩu, y tế, an ninh... rưng rưng xúc động khi chứng kiến. Sau này chị Hảo được anh em ở sân bay gọi bằng một cái tên thân thương "cô y tá bỉm sữa".

48 công dân Việt Nam đã được đưa từ Trung Quốc về đến Vân Đồn

TTO - Lúc 4h15 sáng 10-2, máy bay của Hãng hàng không Vietnam Airlines đã đưa 48 công dân Việt Nam từ Trung Quốc về tới Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 4-7: Chủ tịch Công ty Dịch vụ sân bay Cam Ranh bất ngờ từ chức; Mức đóng BHXH từ 1-7

Một số tin tức đáng chú ý: Cần thiết siết chặt hoạt động cho thuê căn hộ ở ngắn ngày; Chủ tịch Công ty Dịch vụ sân bay quốc tế Cam Ranh bất ngờ từ chức; Hodeco rút khỏi dự án khu du lịch Đại Dương...

Tin tức sáng 4-7: Chủ tịch Công ty Dịch vụ sân bay Cam Ranh bất ngờ từ chức; Mức đóng BHXH từ 1-7

Thời tiết hôm nay 4-7: TP.HCM nhiều mây, chiều mưa rào; Hà Nội mưa rào đến mưa to

Hôm nay 4-7, thời tiết mưa to tiếp tục duy trì ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Nam Bộ nắng gián đoạn, chiều tối mưa dông.

Thời tiết hôm nay 4-7: TP.HCM nhiều mây, chiều mưa rào; Hà Nội mưa rào đến mưa to

Mổ nội soi cứu bé trai 4 tuổi ở Đồng Nai bị cá rô đồng chui vào cổ họng

Một bé trai 4 tuổi chơi cá rô đồng để cá rô chui tọt vào cổ họng. Các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai phải gây mê, mổ nội soi.

Mổ nội soi cứu bé trai 4 tuổi ở Đồng Nai bị cá rô đồng chui vào cổ họng

TP.HCM sẽ nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, kể cả nơi xa nhất, ngành y tế TP.HCM sẽ sớm tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo.

TP.HCM sẽ nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo

Hút thuốc trong phòng khách sạn: cảnh báo cháy nệm hay chuyện bé xé ra to?

Hút thuốc trong phòng khách sạn, làm cháy một lỗ trên hai ga giường và một tấm nệm, bị phạt 4,8 triệu đồng. Tại sao?

Hút thuốc trong phòng khách sạn: cảnh báo cháy nệm hay chuyện bé xé ra to?

Trẻ suýt mất thị lực vĩnh viễn vì mảnh gỗ dài 1,5cm đâm trúng hốc mắt

Một bệnh nhi suýt phải mất thị lực vĩnh viễn do xử lý dị vật không đúng cách, may mắn đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) điều trị kịp thời.

Trẻ suýt mất thị lực vĩnh viễn vì mảnh gỗ dài 1,5cm đâm trúng hốc mắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar