21/02/2019 12:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đổi nghi thức phát lộc, người miền Tây vẫn hài lòng lễ hội Làm Chay

SƠN LÂM - NGỌC KHẢI
SƠN LÂM - NGỌC KHẢI

TTO - Không chờ đến thời khắc đốt ông Tiêu vào lúc 24h mới tranh lộc, Ban tổ chức lễ hội Làm Chay đã phát các vật lộc quanh đình Tân Xuân từ sớm. Và người dân vẫn vui vẻ tranh nhận và chia nhau vật lộc với nụ cười hài lòng.

Đổi nghi thức phát lộc, người miền Tây vẫn hài lòng lễ hội Làm Chay - Ảnh 1.

Vật lộc năm nay cũng do các địa phương cùng đóng góp như mọi năm, được trang trí, bày biện giữa sân đình Tân Xuân từ trưa, rất đông người dân vào tham quan nhưng không lấy mà chỉ chờ đến đêm để tranh lộc - Ảnh: SƠN LÂM

Khuya 20-2, tức ngày 16 tháng giêng năm Kỷ Hợi, hàng ngàn người đã tập trung về khu vực đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, Long An) để chờ được tranh lộc vào lúc 24h đêm như thường lệ.

Tuy nhiên, từ 22h đêm, khi nghi thức Đăng đàn chẩn tế vẫn đang diễn ra, các vật lộc đã được ban tổ chức lần lượt di chuyển đến hành lang đình Tân Xuân để phát cho mọi người.

Dù khá bất ngờ, nhưng sau đó mọi người vẫn nhanh chóng tụ tập quanh những điểm phát lộc, cùng cười vui giơ tay xin tranh lộc. Nhiều người nhận được lộc phát ra trước liền nhanh chóng san sẻ cho những người phía sau, tiếng cười vui vẫn vang lên quanh đình Tân Xuân.

Đổi nghi thức phát lộc, người miền Tây vẫn hài lòng lễ hội Làm Chay - Ảnh 2.

Người dân tập trung đến các điểm phát lộc tại hành lang của đình, và nụ cười vẫn rộn rã vang lên trong quá trình tranh nhận lộc - Ảnh: SƠN LÂM

Ông Ngô Dương Phong Linh – trưởng ban tổ chức – cho biết việc thay đổi này nhằm bảo đảm cho nghi thức "xô giàn, tiễn khách" được diễn ra an ninh hơn: "Như những năm trước đây, việc để mọi người cùng ùa vào lấy lộc đã tạo nên một vài hình ảnh không hay như chen lấn dẫn đến té ngã, tạo điều kiện cho một vài kẻ gian móc túi, … Nên năm nay, huyện đã lên phương án phân tán việc phát lộc ra quanh đình nhằm bảo đảm an ninh cho lễ hội và để nhiều người nhận được lộc hơn".

Năm nay, do việc phát lộc đã diễn ra trước đó, nên việc đốt ông Tiêu vào lúc 24h cũng diễn ra yên bình. Nhiều người đã sớm rời lễ hội sau khi nhận được lộc. Chỉ còn khoảng hơn 2000 người ở lại chờ đến nghi thức đốt ông Tiêu và cùng vây quanh giàn ông Tiêu xin những đóa hoa, những đồ chưng cúng trên giàn làm lộc.

"Việc phát lộc như năm nay khiến không khí ít sôi động hơn năm trước, nhưng theo tui thì năm nay lại chất lượng hơn vì nhiều người nhận được lộc hơn mà lại đỡ phải chen lấn", anh Nguyễn Tấn Tài, từ TP.HCM xuống tham gia lễ hội, chia sẻ sau khi nhận được một chiếc bánh từ những người phát lộc.

Đổi nghi thức phát lộc, người miền Tây vẫn hài lòng lễ hội Làm Chay - Ảnh 3.

Nhiều người nhận được lộc trước đã nhanh chóng quay lui cho những người phía sau, chủ yếu để có được nụ cười vui vẻ - Ảnh: SƠN LÂM

Đổi nghi thức phát lộc, người miền Tây vẫn hài lòng lễ hội Làm Chay - Ảnh 4.

Nhóm bạn trẻ từ TP.HCM xuống tham gia lễ hội vui vẻ khi không phải chen lấn nhiều vẫn nhận được lộc - Ảnh: SƠN LÂM

Đổi nghi thức phát lộc, người miền Tây vẫn hài lòng lễ hội Làm Chay - Ảnh 5.

Dù vật lộc giữa sân đình đã được phát xong từ trước đó, vẫn có hơn 2000 người ở lại theo dõi nghi thức đốt ông Tiêu vào lúc 24h - Ảnh: SƠN LÂM.

Đổi nghi thức phát lộc, người miền Tây vẫn hài lòng lễ hội Làm Chay - Ảnh 6.

Sau khi ông Tiêu được đốt, tiếng cười tiếp tục rộn rã vang lên khi rất đông người vây quanh giàn ông Tiêu để xin lộc - Ảnh: SƠN LÂM.

Đổi nghi thức phát lộc, người miền Tây vẫn hài lòng lễ hội Làm Chay - Ảnh 7.

Mọi thứ lấy được từ giàn ông Tiêu như hoa, vật cúng, ... đều là lộc may mắn, đem lại nụ cười trong mùa lễ hội Làm Chay - Ảnh: SƠN LÂM

Làm Chay là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm tại đình Tân Xuân, Linh Phước tự, chùa Ông và chợ Tầm Vu với mục đích khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đất nước an bình.

Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng giêng, có nguồn gốc từ sự kiện Pháp xử bắn hai chí sĩ yêu nước trong vùng, sau đó quân đội Pháp nghiêm cấm việc làm ma chay và khóc thương. Nhân sự kiện dịch bệnh hoành hành mùa màng cùng thời điểm, nhân dân thị trấn Tầm Vu mượn cớ làm trai đàn để xua đuổi côn trùng phá hoại mùa màng, vừa làm lễ trai đàn cho các chiến sĩ cách mạng một lòng vì nước.

Lễ hội Làm Chay đã được phong tặng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015.

SƠN LÂM - NGỌC KHẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar