12/12/2013 12:55 GMT+7

"Đội hình trong mơ" tại Hội nghị cấp cao Nhật Bản-ASEAN

HƯƠNG GIANG
HƯƠNG GIANG

TTO - “Đội hình trong mơ” là cách người Nhật đặt tên cho nhóm các đầu bếp sẽ phục vụ bữa tiệc chiêu đãi mà Thủ tướng Shinzo Abe dành cho các đối tác ASEAN đến tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt để kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật Bản-ASEAN vào tối 13-12 tới tại Tokyo.

Phóng to
Quản lý nhà hàng Ninben giới thiệu cách người Nhật dùng cá bonito để làm các món ăn và nước dùng cho món súp miso. Ninben ra đời năm 1699 từ thời Edo. Qua ba thế kỷ, Ninben vẫn giữ cách làm cá bonito khô (katsuobushi) truyền thống. Ninben là một trong các nhà cung cấp thực phẩm cho tiệc chiêu đãi Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật Bản-Asean - Ảnh: H.Giang
Phóng to
Kimio Nonaga đang giới thiệu những cách sử dụng rong biển khô khác nhau. Nonaga sẽ góp mặt trong “đội hình trong mơ” phục vụ tiêu chiêu đãi của Thủ tướng Shinzo Abe tối 13-12 tới - Ảnh: H.Giang
Phóng to
Đầu bếp lừng danh Yoshihiro Murata, người chịu trách nhiệm lớn nhất cho buổi tiệc chiêu đãi của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dành cho nguyên thủ 10 nước Asean và các đại biểu vào tối 13-12 tới - Ảnh: Japan Times

Trưởng nhóm là Yoshiro Murata, người được coi là bậc thầy về ẩm thực Nhật Bản. Ông là thế hệ thứ ba trong gia đình sở hữu nhà hàng truyền thống Nhật Bản mang tên Kikunoi. Với bề dày truyền thống như vậy, bất cứ ai cũng có thể ung dung hưởng tiếp tên tuổi mà ông cha đã để lại, nhưng Murata đã tới tận Paris để học cách nấu ăn của người Pháp khi ông mới qua tuổi 20.

Tuy nhiên chẳng mấy chốc, ông nhận ra người Pháp nói riêng và thế giới nói chung không mấy hay biết về ẩm thực Nhật Bản. Đó là động lực khiến ông quyết tâm theo đuổi con đường giới thiệu ẩm thực Nhật ra thế giới.

Bên cạnh việc điều hành và giám sát ba nhà hàng, Murata còn đứng đầu Học viện Ẩm thực Nhật Bản và thực hành phương châm “nấu ăn vì lợi ích chung” của mình bằng cách giảng dạy về văn hóa ẩm thực ở các trường học, trung tâm. Ông cũng là tác giả của "menu" trong các chuyến bay của hãng hàng không Singapore Airlines.

Cho đến nay, các đầu bếp và những nhân vật chủ chốt lo ăn uống cho 11 nguyên thủ quốc gia chưa tiết lộ thực đơn và kế hoạch chi tiết. Nhưng chắc chắn, họ sẽ cố gắng hết sức để không một ai dù khó tính nhất phải thất vọng với Washoku - ẩm thực truyền thống Nhật Bản, di sản văn hóa phi vật thể vừa được UNESCO công nhận ngày 4-12-2013.

Hai người giữ vị trí nhóm phó cho đêm tiệc chiêu đãi 13-12 là đầu bếp Masahiro Kurisu và Takashi Tamura. Takashi Tamura là thế hệ thứ ba của nhà hàng Tsukiji Tamura còn Kurisu là thế hệ thứ ba sở hữu nhà hàng Tankuma Kitamise.

Phương châm nấu ăn của ông Kurisu là “Chỉ có thể đánh giá giá trị thật sự của thức ăn khi khách hàng ngồi xuống ăn”. Ông cũng giữ vị trí Phó Chủ tịch của Học viện Ẩm thực Nhật Bản để giúp đưa văn hóa ẩm thực Nhật ra thế giới.

Phụ tá cho ba đầu bếp trên là Kimio Nonaga, thế hệ thứ ba sở hữu nhà hàng Nihonbashi Yukari. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Dinh dưỡng Hattori, Nonaga theo học Yoshihiro Murata bảy năm trước khi quay về cơ sở kinh doanh của gia đình.

Trong bữa tiệc chiêu đãi ngày 13-12 tới, Nonaga sẽ có cơ hội sát cánh cùng người thầy của mình. Một phụ tá khác là Yoshihiro Takahashi, thuộc thế hệ thứ 15 của nhà hàng Hyotei.

Người phụ trách phần tráng miệng là Toshihiko Yoroizuka, đầu bếp sở hữu nhà hàng mang tên mình là Toshi Yoroizuka. Với 8 năm học hỏi tại Thụy Sỹ, Áo, Pháp và Bỉ, Yoroizuka sẽ mang đến một thực đơn tráng miệng làm vừa lòng các vị khách sành ăn với nhiều yêu cầu ẩm thực khác nhau của Nhật Bản và 10 nước Asean.

Người lo chọn rượu sake là Shinya Tasaki. Năm 1995, ông là người Nhật đầu tiên giành giải ở cuộc thi của những người nếm rượu giỏi nhất thế giới. Ông cũng là chủ tịch của Hiệp hội Thử rượu quốc tế năm 2010.

Người phụ nữ duy nhất trong ê-kíp "nấu nướng" cho bữa tiệc là chuyên gia sắp đặt hoa Hanachiyo. Bà đã học ngành thiết kế hoa ở Paris và có tay trong nhiều bộ phim, quảng cáo truyền hình, bày biện của các cửa hàng, và là cố vấn cho các khách sạn và nhiều nơi khác.

Bà Hanachiyo cũng là người thiết kế hoa cho bữa tiệc chiêu đãi chính thức của Hội nghị thượng đỉnh G8 lần thứ 34 tại Toyako (Hokkaido, Nhật Bản) năm 2008.

HƯƠNG GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar