02/09/2020 08:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đọc Tuổi Trẻ qua mắt Huỳnh Sơn Phước

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TTO - Nhà báo Huỳnh Sơn Phước chọn hai thông điệp để đưa lên bìa 1 tập sách nhỏ ông thực hiện nhân kỷ niệm 45 năm thành lập báo Tuổi Trẻ: "Sinh thành từ khát vọng tự do" và "Sống bằng chi trả của người đọc".

Đọc Tuổi Trẻ qua mắt Huỳnh Sơn Phước - Ảnh 1.

Bìa sách Sinh thành từ khát vọng tự do và bài báo của nhà báo Huỳnh Sơn Phước trên đặc san báo Tuổi Trẻ nhân 45 năm ngày thành lập - Ảnh: P.VŨ

Những giá trị mà suốt hơn 30 năm nắm giữ vai trò phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nhà báo Huỳnh Sơn Phước luôn luôn nhắc nhở các phóng viên: "Tuổi Trẻ, một tờ báo mà theo tôi, khát vọng tự do, độc lập của dân tộc, của đất nước đã thấm vào máu ngay khi còn thai nghén, chưa nên vóc dáng hình hài"; "Chỉ khi độc lập về tài chánh thì khi đó mới tự do, mới viết được những điều người chi trả tờ báo đòi hỏi: trung thành với người đọc, với lẽ phải, với sự phát triển tương lai xã hội, đất nước"; "Sống nhờ sự chi trả của người đọc, tờ báo phải đọc trong mắt người đọc xem họ cần gì, chờ đợi, hi vọng gì… Khi đó người đọc mới chi trả cho anh".

Và hôm nay, nhà báo Huỳnh Sơn Phước thổ lộ một phần công việc và cả những tâm tư người chủ bút với bạn đọc: "Mạch thông tin phản hồi từ người đọc được cả một bộ máy tiếp nhận. Mỗi ngày trên bàn ban biên tập có hai bản tin sáng, chiều phản ánh ý kiến của bạn đọc.

Người đọc viết tiếp những bài báo, làm tiếp những trang báo dang dở, góp ý điều chỉnh chủ trương biên tập. Người đọc tin cậy cộng tác với Tuổi Trẻ có phần do ngày càng rõ vai trò quan trọng của họ thể hiện trên trang báo. Một mặt khác, tôi còn nhận ra ở sự hỗ trợ của người đọc cả lòng xót thương đối với một tờ báo vốn có số phận gian truân với nhiều thử thách".

Đọc Tuổi Trẻ qua mắt Huỳnh Sơn Phước - Ảnh 2.

Nhà báo Huỳnh Sơn Phước

Tờ báo phải đọc trong mắt người đọc xem họ cần gì, chờ đợi, hi vọng gì… Khi đó người đọc mới chi trả cho anh.

Nhà báo Huỳnh Sơn Phước

Và cũng vì vậy mà những độc giả thân thiết của Tuổi Trẻ, thân thiết tới mức có thể đọc được cả những khoảng trắng của dòng chữ, tờ báo hẳn sẽ tiếc nuối khi sách dường như quá ngắn gọn, tiết chế.

Tác giả chỉ mới hé lộ những việc chẳng ai nghĩ rằng các phóng viên, biên tập đã tự tay làm từ những năm đầu tiên để mở ra con đường tự chủ tài chính, vươn tới ước mơ tự do. Tác giả cũng mới chỉ nhắc lại những nốt trầm của Tuổi Trẻ trong thử thách khi người này phải ra đi, người kia gặp tai nạn nghề nghiệp.

Và giữa "những tiếng còi ngập ngừng đóng mở", tác giả chỉ ra ai là người đã bước lên trang báo, giúp Tuổi Trẻ lựa chọn tìm lối đi đến ngày mai tiến bộ, phát triển... Những điều người đọc muốn biết, cần biết về 45 năm vừa thử thách gian truân vừa hứng khởi phơi phới Đỏ - Trẻ - Sài Gòn của Tuổi Trẻ vẫn còn nhiều lắm.

Dẫu viết chưa hết ý, nói chưa hết lời, nhưng độc giả cũng lại được nhà báo Huỳnh Sơn Phước rộng rãi chia sẻ những dòng tâm sự với đồng nghiệp, với chính mình và với nghiệp làm báo mà ông say mê cả cuộc đời.

Và với danh tiếng "người truyền cảm hứng" bền bỉ cho những phóng viên Tuổi Trẻ suốt bao năm, khép lại cuốn sách với niềm tin rằng những giá trị báo chí sẽ không thể mai một trước sự phát triển mạng xã hội, bạn đọc lại sẽ tiếp tục chờ đợi những câu chuyện báo chí của Tuổi Trẻ, cũ mà vẫn mới.

Gửi gắm những tâm tình và hiến kế cho Tuổi Trẻ ở tuổi 45

TTO - Mỗi trang trên báo Tuổi Trẻ (in, điện tử) đều đầu tư về hình thức, nội dung, có những so sánh ở hai bài hoặc hai hình ảnh liền nhau thật độc đáo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cuối tuần, đường Lê Hồng Phong, Vũng Tàu (TP.HCM) nhiều người xếp hàng giữa trưa nắng chờ mua bánh bông lan trứng muối. Loại bánh này có gì ngon mà phải mất công vậy?

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Ca sĩ Kiều Nga - 'nữ hoàng nhạc New Wave' thập niên 1980 - qua đời vào chiều 13-7 (giờ địa phương) tại Mỹ, thọ 65 tuổi.

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Sau quãng thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư, diễn viên Kang Seo Ha, phim Hoa trong ngục, qua đời ở tuổi 31.

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

UNESCO vừa công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, hào hứng khoe món ăn mẹ anh nấu đãi mọi người với cái tên ngộ ngộ: bún súng hải sản.

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar