01/09/2020 19:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Món quà từ Tuổi Trẻ mở ra bao nhân duyên

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Hơn 10 năm sau ngày nhận học bổng "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ, ước mơ của cô bé tân sinh viên Tạ Thị Quỳnh Mai (28 tuổi, quê ở Điện Biên) ngày nào nay đã thành hiện thực - trở thành cô giáo nuôi dạy trẻ.

Món quà từ Tuổi Trẻ mở ra bao nhân duyên - Ảnh 1.

10 năm trước, Tạ Thị Quỳnh Mai nhận học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ, nay chị đã thực hiện được ước mơ trở thành cô giáo - Ảnh: NAM TRẦN

"Chào cô đi con", Mai dặn dò đứa trẻ đang lẽo đẽo theo sau.

Cậu bé ngoan ngoãn khoanh tay cúi chào cô giáo, Mai cũng cúi gập người theo.

Vượt qua sợ hãi

"Bao nhiêu khó khăn là bấy nhiêu động lực, bố mẹ đã vất vả vì mình, nhất định bản thân phải cố gắng vượt qua tất cả khó khăn. Phải đỗ đại học, trở thành cô giáo và sau này sống thật hạnh phúc", cô tân sinh viên ngày ấy quả quyết.

Bố vừa mất, mẹ xa nhà, một mình Mai tự bươn chải giữa đời. Giai đoạn nước rút ôn thi đại học, gia đình kiệt quệ về kinh tế, đêm đến cô phải ăn dưa leo lấy sức để ôn thi.

Chỉ có cánh tay trái, Mai học cách sử dụng đôi chân để giặt giũ quần áo. Nhưng khó nhất là vượt qua nỗi cô đơn, đêm về chỉ có một mình trong căn nhà, vừa phải hương khói cho bố, cô tự trấn an "phải vượt qua nỗi sợ hãi, nếu không cố gắng, ngày đoàn tụ với mẹ sẽ rất xa".

Ôn luyện miệt mài, Mai hái quả ngọt, đỗ vào Trường đại học Sư phạm Hà Nội, ngành Giáo dục đặc biệt. Cô bộc bạch rằng học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ đã giúp cô có một khoản tiền để rời quê Điện Biên xuống thủ đô nhập học.

"Nhận học bổng, mình rất hạnh phúc, mình khóc rất nhiều vì nhớ bố mẹ. Ngày ấy, câu chuyện của mình được lấy làm câu chuyện chính trong lễ trao học bổng cho 150 tân sinh viên Tây Bắc, mình nhớ cả hội trường đều khóc. Sau hôm ấy, các anh chị tỉnh đoàn, anh chị khắp mọi nơi biết đến hoàn cảnh đều yêu thương mình", Mai nhớ lại.

Ngày nhập trường, bà ngoại khăn gói cùng cháu gái xuống Hà Nội, sắm cho cháu chiếc bàn, chiếc ghế con làm động lực cho Mai theo đuổi giấc mơ giảng đường.

Cuộc sống sinh viên khó khăn bủa vây, ngày cô chỉ ăn một bữa trưa chừng 7.000 đồng/suất, còn lại hai bữa sáng - tối ăn mì tôm trừ bữa.

Mai thừa nhận, không tránh khỏi sự tự ti, mặc cảm trước ánh mắt và câu hỏi tò mò của người xung quanh. Ngày mới xuống Hà Nội cô không dám mặc áo ngắn tay, hễ bước ra khỏi ký túc xá là lập tức mặc áo chống nắng. Gương mặt buồn buồn, ai hỏi về hoàn cảnh của mình là rơm rớm nước mắt.

Từ bài viết trên báo Tuổi Trẻ, nhiều tờ báo khác cũng viết về hoàn cảnh của cô tân sinh viên từ Điện Biên xa xôi. Nhờ vậy nhiều người tìm đến sẻ chia với Mai. Rất nhiều tin nhắn động viên từ khắp nơi gửi đến điện thoại, có người từ Đà Nẵng đi tàu ra Hà Nội chỉ để gặp và chia sẻ với hoàn cảnh của Mai. "Đó là trợ lực rất lớn cho mình trong những năm tháng khó khăn", Mai tâm tình.

Ngày hạnh phúc

Dần dà, nhờ tình yêu thương của những người xung quanh, Mai lấy đó làm động lực để bước tiếp, phải sống lạc quan chứ không thể tự ti như trước. Cô tập làm quen với việc mặc áo ngắn tay, rồi cô đùa vui "may mắn bị khuyết tật từ nhỏ" nên nhờ vậy mà tập làm quen với mọi thứ từ nhỏ. Bản thân tự học cách buộc tóc, tự đi xe đạp, đan khăn chỉ bằng một tay, các bạn làm được gì là Mai cũng làm cho bằng được.

Món quà từ Tuổi Trẻ mở ra bao nhân duyên - Ảnh 2.

Hơn 10 năm sau, cô bé một tay Tạ Thị Quỳnh Mai đã trở thành cô giáo nuôi dạy những đứa trẻ bằng tình yêu thương - Ảnh: NAM TRẦN

Khó khăn qua đi, may mắn tìm đến, ra trường Mai "nên duyên" với một ngôi trường mầm non ở Hà Nội, nuôi dạy những đứa trẻ bằng tình yêu thương. Cô bộc bạch những ngày đầu rất sợ ánh mắt e ngại của học sinh, phụ huynh. Chỉ có một tay, những khi giặt cây lau nhà, bê khay bát của các con hay lúc dạy các con tập thể dục cũng khó.

Nhưng "cái khó ló cái khôn", trong quá trình làm việc Mai vận dụng trí óc, tư duy các phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với hoàn cảnh.

"Quá trình đi dạy giúp mình có một niềm tin, chỉ cần mình có tâm chân thành thì mọi khó khăn sẽ qua đi. Nghe phụ huynh kể, về nhà các con nói "rất yêu cô Mai". Bố mẹ tò mò đến gặp cô, bắt đầu cảm nhận được cô rất chân thành và yêu con, từ đó bố mẹ tin tưởng cô giáo. Nay thì mỗi ngày ở trường là một ngày hạnh phúc", Mai mỉm cười mãn nguyện.

Nơi căn phòng nhỏ ở Hà Nội, nay mẹ con Mai được đoàn tụ, quá khứ cơ cực cũng lùi xa theo năm tháng. Sáng đi làm, tối mẹ đợi chị về ăn bữa cơm sum vầy.

Hơn 10 năm kể từ ngày nhận học bổng, cô tân sinh viên ngày ấy chia sẻ, giờ đây cuộc sống hạnh phúc hơn rất nhiều. Mẹ con chị đều ăn chay, hướng đến cuộc sống đơn giản, riêng chị lấy việc đi dạy các con, thấy các con tiến bộ, phụ huynh thấu hiểu làm niềm vui sống.

"Mọi thứ mình được học, được gặp trong đời là nhân duyên, đều có giá trị và ý nghĩa. Có người biết đến mình từ báo Tuổi Trẻ, đến bây giờ còn giữ liên lạc như những anh chị em tốt. Từ học bổng Tiếp sức đến trường, nhiều học bổng khác, nhiều tình thương đến với mình hơn.

Có thể trên từng chặng đường sẽ có nhiều người khác nhau giúp đỡ mình, nhưng thực sự học bổng Tiếp sức đến trường ngày ấy như mở ra cho mình chân trời mới, chắp cánh ước mơ cho mình. Mỗi năm cứ đến ngày là mình viết một bài viết, biết ơn ngày đã nhận được món quà từ báo Tuổi Trẻ, nhờ đó cuộc đời mình mở ra bao nhiêu nhân duyên tốt đẹp", Tạ Thị Quỳnh Mai tâm niệm.

Thực ra ngày ấy mình có ước mơ đấy, có đỗ đại học đấy nhưng nếu không được quan tâm, thậm chí bị kỳ thị, có lẽ lúc ấy mình sẽ sụp đổ, ước mơ trở thành cô giáo sẽ mãi mãi dừng ở đó, có thể mình sẽ nghỉ học sớm hoặc cũng có thể mình bước sang con đường khác. Việc nhận học bổng giúp con đường đến trường của mình bớt khó khăn, chăm sóc mẹ được thuận lợi hơn. Nhận học bổng không chỉ dừng lại ở số tiền, mà cả những giá trị về yêu thương, sự quan tâm của mọi người. Tất cả những điều đó giúp mình vững vàng trên giảng đường đại học với kết quả tốt nghiệp loại giỏi.

Tạ Thị Quỳnh Mai

Tuổi Trẻ giúp lan tỏa động lực sống tích cực

TTO - Đó là điều PGS.TS Chu Cẩm Thơ - người nhận học bổng "Học trò giỏi hiếu thảo" của báo Tuổi Trẻ hơn 20 năm trước - ấn tượng nhất khi nói về buổi giao lưu học sinh, sinh viên tiêu biểu do báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2000.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

Trong lúc đi thả lưới bắt cá trên đồng, người dân phát hiện bé gái sơ sinh trong một chiếc bao tải nên vội trình báo với cơ quan chức năng.

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

Phương án phân luồng, tổ chức giao thông trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất nhằm giảm xung đột giao thông, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Sau khi thu hoạch lúa, người dân không thu gom rơm rạ về nhà mà đốt ngay trên đồng khiến khói bay khắp nơi, bủa vây nhiều đoạn trên quốc lộ 1.

Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Từ vụ phạt gần 120 tỉ đồng, nhiều ban quản trị chung cư lúng túng với chuyện xuất hóa đơn

Đối với chung cư, thu, chi một đồng cũng phải có hóa đơn, kê khai thuế. Nhưng thực tế ở nhiều chung cư hiện như thế nào?

Từ vụ phạt gần 120 tỉ đồng, nhiều ban quản trị chung cư lúng túng với chuyện xuất hóa đơn

Rơi nước mắt trước quyết định 'phi thường' của người vợ quỳ gối tiễn biệt tạng chồng

Hình ảnh người vợ bật khóc, quỳ gối tiễn biệt tạng chồng để ‘hồi sinh cuộc đời khác’ đã khiến nhiều người nghẹn ngào xúc động vì nghĩa cử cao đẹp của gia đình.

Rơi nước mắt trước quyết định 'phi thường' của người vợ quỳ gối tiễn biệt tạng chồng

Khẩn trương nạo vét lòng hồ công viên lớn nhất Đà Nẵng trước mùa mưa

Là một trong những hạng mục trọng điểm của dự án nâng cấp, cải tạo công viên 29-3 (TP Đà Nẵng), công tác nạo vét và xử lý khoảng hơn 100.000m³ bùn, đất trong lòng hồ đang được các đơn vị thi công khẩn trương triển khai để hoàn thành trước mùa mưa.

Khẩn trương nạo vét lòng hồ công viên lớn nhất Đà Nẵng trước mùa mưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar