26/12/2022 09:31 GMT+7

Đỗ Nhuận - người nhạc sĩ nhân dân

T.ĐIỂU
T.ĐIỂU

Đồng nghiệp và người yêu âm nhạc đã gọi tác giả Du kích sông Thao là "nhạc sĩ nhân dân" và ông hoàn toàn xứng đáng với sự vinh danh này.

Đỗ Nhuận - người nhạc sĩ nhân dân - Ảnh 1.

Gia đình nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - con trai nhạc sĩ Đỗ Nhuận - bên hình ảnh con tem bưu chính kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đỗ Nhuận - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhà lý luận, phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu - phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam - tại hội thảo khoa học "Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời", do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức ngày 25-12 tại Hà Nội, cho biết đồng nghiệp và người yêu âm nhạc đã gọi tác giả Du kích sông Thao là "nhạc sĩ nhân dân" và ông hoàn toàn xứng đáng với sự vinh danh này. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

Bà Minh Châu cho biết, tham gia cách mạng từ rất sớm, "một người tù vừa đi vừa hát" Đỗ Nhuận gắn bó ân nghĩa với nhân dân, với cách mạng. Nhạc kịch Cô Sao - vở opera đầu tiên của âm nhạc Việt Nam - chính là để tác giả "trả nghĩa cho Cách mạng Tháng Tám". Còn vở nhạc kịch thứ hai Người tác tượng (mới được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam dựng năm 2019) chính là để "trả nghĩa cho đồng bào miền Nam".

Nhạc sĩ Thụy Kha thì gọi Đỗ Nhuận là người khởi sự, theo nghĩa ông là người tiên phong trong nhiều chuyện: người đầu tiên sáng tác nhạc về du kích (bài Du kích ca, Du kích sông Thao…), nhạc sĩ đầu tiên viết về kháng chiến Nam Bộ, nhạc sĩ tiên phong khai thác đề tài về đồng bào Tây Bắc trong âm nhạc bằng ca cảnh Anh Pàn để rồi mở ra một đề tài về người dân tộc thiểu số trong nghệ thuật cách mạng Việt Nam. Đỗ Nhuận cũng là người khởi sự mời các nhạc sĩ Việt Nam sáng tác ở nước ngoài về nước biểu diễn những năm 1990 như Nguyễn Thiện Đạo, Tôn Thất Tiết.

Trong số những sáng tác của Đỗ Nhuận, ông Kha đánh giá nhạc kịch Cô Sao là đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam. Kể từ vở nhạc kịch đầu tiên này, đến nay Việt Nam mới có chừng tám nhạc kịch được sáng tác trọn vẹn. Dịp này, Bộ TT-TT cũng ra mắt bộ tem bưu chính kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 - 2022).

Việt Nam quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận

TT - Việt Nam quê hương tôi là tên bài hát và cũng là tên chương trình Con đường âm nhạc tháng 1-2011 nhằm tôn vinh nhạc sĩ Ðỗ Nhuận (1922-1991) - một trong những nhạc sĩ cách mạng đầu tiên của VN với gia tài là những sáng tác gắn liền các sự kiện của đất nước, những nhạc phẩm đồ sộ từ thanh nhạc, khí nhạc, nhạc kịch...

T.ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar