08/05/2018 11:02 GMT+7

‘Đồ chơi’ của KGB bị rao bán trên mạng

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Chiếc máy ảnh chụp phim 8 ly giấu trong chiếc nhẫn vàng, được cho là của điệp viên thời Liên Xô đang được rao bán với giá 25.000 USD (hơn nửa tỉ đồng VN).

‘Đồ chơi’ của KGB bị rao bán trên mạng - Ảnh 1.

Chiếc nhẫn lạ nà được cho là hiếm hoi vì chỉ có 2 chiếc đang trôi nổi ngoài thị trường - Ảnh: CNA

Trang Sputnik của Nga ngày 8-5 cho biết công ty Hit Camera, chuyên về máy ảnh sưu tập của Canada, đã rao bán một chiếc nhẫn có giấu máy ảnh nhỏ được cho là do điệp viên Liên Xô dùng trong thời Chiến tranh lạnh.

Theo lời chủ sở hữu tên Shelton Chen, chiếc nhẫn này được một điệp viên sử dụng đầu những năm 1970. Ông Chen khẳng định: "Có nhiều người hỏi mua nhưng đến giờ ra giá chưa đúng ý tôi. Tôi giữ giá 25.000 USD còn không thì giữ lại cho mình".

Theo báo Daily Mail của Anh, có chút thắc mắc của giới chơi đồ sưu tập là hồi năm 1991, chiếc nhẫn điệp viên có gắn máy ảnh này từng được bán qua nhà đấu giá Christie's cho một nhà sưu tập trang sức người Nhật có tên Shibata cũng với giá 25.000 USD.

Việc các điệp viên dùng trang sức và phụ kiện được biến cải thành thiết bị dành cho hoạt động mật là rất nhiều, nhưng đây là chiếc máy ảnh gián điệp được cho là tinh tế và độc đáo nhất vào thời điểm bấy giờ.

‘Đồ chơi’ của KGB bị rao bán trên mạng - Ảnh 2.

Cấu thành của chiếc nhẫn lạ nà được cho là hiếm hoi vì chỉ có 2 chiếc đang trôi nổi ngoài thị trường - Ảnh: CNA

Chiếc nhẫn được làm từ vàng 14K có cân nặng khoảng 44g. Ảnh cận cảnh cho thấy tem chứng nhận 585, với các hoạ tiết được khắc thủ công hình vương miện giấu ống kính máy ảnh có khẩu độ thay đổi được và chụp bằng phim 8 ly.

Theo báo Daily Mail, máy ảnh "điệp viên" KGB lần đầu xuất hiện trên thị trường vào giữa những năm 1980 ở Ba Lan.

Chúng có một số phiên bản với thiết kế và chất liệu kim loại khác nhau, nhưng đều được tạo ra bằng cùng một cơ chế. Một vòng bên trong với nhiệm vụ giữ dải phim cố định cộng với vòng ngoài để tạo thành thân máy. 

Ở phía bên ngoài của vòng ngoài là một nút trượt tiến để lên phim. Để chụp ảnh, chỉ cần siết chặt các ngón tay lại với nhau để nhấn nút kích hoạt ghi hình.

‘Đồ chơi’ của KGB bị rao bán trên mạng - Ảnh 3.

Để chụp ảnh, chỉ cần siết chặt các ngón tay lại với nhau để nhấn nút kích hoạt ghi hình - Ảnh: CNA

‘Đồ chơi’ của KGB bị rao bán trên mạng - Ảnh 4.

Chúng có một số phiên bản với thiết kế và chất liệu kim loại khác nhau, nhưng đều được tạo ra bằng cùng một cơ chế - Ảnh: CNA

TTO - Dòng phim điệp viên từng đạt đến đỉnh cao vào thập niên 70 nhưng nay, khán giả chỉ quan tâm đến độ hoành tráng theo kiểu 007 hay Bourne mà quên mất, tính ly kỳ, các nhân vật có thân thế bí mật… mới làm nên thành công cho thể loại phim này.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar