28/09/2019 11:07 GMT+7

Đố bạn, khi khát có nên uống một ly sữa không?

MINH HẢI (Theo CNN)
MINH HẢI (Theo CNN)

TTO - Khát thì uống cái gì chẳng được! Miễn là đã cơn khát. Nhưng bạn có biết khi khát mà uống nước lọc, nước ngọt hay bia thì cơ thể cũng không đã khát lâu bằng một ly sữa?

Chúng ta có nhiều lựa chọn loại nước uống để giải cơn khát. Nhiều người thấy không gì bằng một chai nước suối, có người lại lựa chọn bia, hoặc nước ngọt (và phải có gas nữa!).

Nhưng, phần lớn các thức nước này chỉ làm bạn đã cổ họng và đỡ khát ngay thời điểm đó mà không giữ nước trong cơ thể lâu.

Có nghĩa là, mỗi loại nước khi hấp thụ vào cơ thể sẽ có những phản ứng hydrat hóa khác nhau. Theo đó, khoảng cách giữa các lần khát nước cũng nhanh chậm khác nhau.

Một nghiên cứu của Đại học St. Andrew (Scotland) cho thấy trong khi loại đồ uống phổ biến như nước (lọc, suối, khoáng) có tốc độ hydrat hóa nhanh chóng khi vào cơ thể, nhưng đồ uống có một chút đường, chất béo hoặc đạm thậm chí còn làm tốt việc giúp cơ thể giữ nước lâu hơn.

Theo giáo sư Ronald Maughan, hydrat là trạng thái mà các chất điện phân giữ nước, giúp cho cơ thể không bị thiếu hụt nước một cách nhanh chóng. Thế nên, lý do mấu chốt nằm ở cách cơ thể  phản ứng với đồ uống. Bạn càng uống nhiều, thức uống sẽ thoát ra khỏi dạ dày, được hấp thụ vào máu và giúp cơ thể giữ nước càng nhanh.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình hydrat nước liên quan đến thành phần dinh dưỡng của đồ uống tốt như thế nào. Ví dụ, sữa giữ nước nhanh và lâu hơn nước lọc bình thường vì nó có chứa đường lactose, một số đạm và một số chất béo. Những chất này đều có tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của dạ dày và giữ cho quá trình hydrat hóa xảy ra trong một thời gian dài hơn.

Thành phần natri trong sữa khi vào dạ dày và thẩm thấu trong máu đến các cơ quan bài tiết cũng làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu.

Một vài loại nước để bù nước cho các trường hợp điều trị tiêu chảy có chứa một lượng nhỏ đường, cũng như natri và kali, cũng có thể giúp giữ nước trong cơ thể lâu hơn.

Sữa tốt, nhưng có nên dùng khi khát không?

Không phải cứ khát là chọn sữa hoặc nước có đường như nước ép trái cây, sinh tố, nước ngọt có ga… Những loại nước này có thể giữ nước lâu hơn nước lọc nhưng đó là chỉ "chỉ có một chút đường". 

Thực tế các loại nước ngọt hiện này có nhiều đường hơn mức cho phép. Khi vào hệ tiêu hóa và thẩm thấu trong máu, nồng độ đường rất cao trong các loại nước này sẽ "hút nước" từ khắp các cơ quan đến ruột để làm loãng đường.

"Nếu phải chọn lựa giữa nước ngọt và nước lọc, hãy chọn nước lọc. Lúc này đừng quan tâm đến quá trình hydrat hóa đồ uống", giáo sư Ronald Maughan nói. 

Thận và gan cần nước để loại bỏ độc tố trong cơ thể. Nước cũng đóng vai trò chính trong việc duy trì độ đàn hồi và mềm mại của da; giữ cho các khớp hoạt động tốt và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bạn đọc có những bài viết, thắc mắc về sức khỏe người lớn, mẹ và bé, sức khỏe sinh sản, giới tính, bệnh nam khoa, chữa trị hiếm muộn, dinh dưỡng, chấn thương… có thể gửi về email: [email protected]. Phòng mạch Online sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp. Chân thành cám ơn.

MINH HẢI (Theo CNN)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Bí quyết mùa hè vui trọn cho trẻ, mẹ chuẩn bị từ hôm nay!

Mùa hè – khoảng thời gian tuyệt vời để con trải nghiệm, vui chơi, khám phá thế giới. Nhưng với mẹ, đây cũng là mùa của muôn vàn những nỗi lo.

Bí quyết mùa hè vui trọn cho trẻ, mẹ chuẩn bị từ hôm nay!

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar