23/12/2017 15:26 GMT+7

Dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Trong thời kỳ có thai, nuôi con bú, chế độ ǎn uống của người mẹ rất quan trọng vì có ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: winner-tm.ru

Nuôi con khỏe mạnh, thông minh là niềm vui, hạnh phúc, là mong muốn của mỗi người mẹ, mỗi gia đình và là trách nhiệm thiêng liêng đối với giống nòi, đất nước.

Muốn con khỏe mạnh, mỗi người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khoẻ của mình, nhất là trong thời kỳ có thai, cho con bú, vì sức khỏe, bệnh tật của người mẹ trong thời kỳ này đều có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và sức khoẻ của đứa con trong bụng hay đang được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.

Chế độ ǎn uống của người mẹ

Trong thời kỳ có thai, nuôi con bú, chế độ ǎn uống của người mẹ rất quan trọng vì có ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Người mẹ cần nhớ rằng phải ǎn uống cho mình và cho cả con trong bụng.

Nếu người mẹ ǎn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ mang thai, người mẹ có cân nặng trung bình, cần tǎng thêm từ 10kg đến 12kg (trong đó 3 tháng đầu tǎng 1kg; 3 tháng giữa tǎng 4-5kg; 3 tháng cuối tǎng 5-6 kg). Tǎng cân tốt, người mẹ sẽ tích lũy mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh.

Đối với bà mẹ suy dinh dưỡng cần tăng ít nhất 12 - 18kg/thai kỳ. Bà mẹ thừa cân hay béo phì vẫn cần tăng từ 6 – 8 kg/thai kỳ.

Những trường hợp người mẹ bị thiếu ǎn hoặc ǎn uống kiêng cữ không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai, trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2500g.

Trong chế độ ǎn, người mẹ không nên kiêng cữ, nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề nên hạn chế trong ǎn uống như:

- Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước trà đặc...

- Nên giảm ăn muối trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, vì có thể gây ra phù, dẫn đến các biến chứng khi sanh.

- Giảm ǎn các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, dấm.

Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của mẹ

Nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ cũng như trong thời kỳ hậu sản phải đảm bảo đủ các nhóm chính.

- Nhóm chất đạm: Thịt và các sản phẩm từ thịt: 200-250 g/ngày, sữa: 1 - 2 ly / ngày (khoảng 300-400ml) và ít nhất 1 quả trứng mỗi ngày.

- Nhóm chất béo: 20g bơ/ngày, 20-25g dầu/ngày.

- Đường nên ăn 40-50 g/ngày.

Hàng ngày, bữa ǎn của phụ nữ có thai và cho con bú không thể thiếu rau xanh là thức ǎn có nhiều vitamin và chất khoáng. Các loại rau phổ biến ở nước ta như rau ngót, rau muống, rau dền, xà lách..., có nhiều vitamin C và caroten (tiền chất vitamin A). Các loai quả chín như chuối, đu đủ, cam, xoài… cũng rất cần thiết cho bà mẹ. Nếu có điều kiện, nên ǎn trái cây hàng ngày.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?

Bộ Y tế cho hay đang khẩn trương thực hiện rà soát, sửa đổi, cập nhật thông tư ban hành danh mục thuốc để bổ sung vào danh mục các thuốc mới, có hiệu quả điều trị cao và đưa ra khỏi danh mục các thuốc không còn phù hợp.

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?

Thói quen mặc quần bó, lười uống nước tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Người phụ nữ 42 tuổi (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu. Bệnh nhân có thói quen thường xuyên mặc quần bó sát và cũng lười uống nước.

Thói quen mặc quần bó, lười uống nước tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Chân đau nhức, mạch máu lộ rõ cảnh báo bệnh lý đang đe dọa 1/3 người trưởng thành

Thường xuyên bị đau nhức, phù chân sau một ngày dài đứng hoặc ngồi nhiều. Những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản này có thể là biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch, căn bệnh đang âm thầm đe dọa tới 1/3 người trưởng thành Việt Nam.

Chân đau nhức, mạch máu lộ rõ cảnh báo bệnh lý đang đe dọa 1/3 người trưởng thành

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Liên tiếp có thông tin về những vụ tài xế đột quỵ khi đang lái xe, khiến nhiều người lo ngại. Vì sao tài xế dễ bị đột quỵ, phòng tránh được không?

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar