06/12/2018 17:38 GMT+7

Điều trị đau lưng

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Theo thời gian, đĩa đệm dần dần mất đi khả năng để hoạt động và hỗ trợ cột sống, từ đó dẫn đến đau lưng và có thể lan ra các chi.

Điều trị đau lưng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: medimetry.com

Đau lưng là nguyên nhân khiến bệnh nhân khám bệnh nhiều thứ nhì tại các phòng khám đa khoa, nhất là khi các công việc ngày nay làm ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống, một trong những nguyên nhân gây đau lưng là thoái hóa đĩa đệm.

Đĩa đệm tạo khoảng cách giữa các đốt sống và cho phép chúng ta thực hiện các động tác như gập người, vặn người. Tuy nhiên, theo thời gian đĩa đệm dần dần mất đi khả năng để hoạt động và hỗ trợ cột sống, từ đó dẫn đến đau lưng và có thể lan ra các chi. Đây không phải là một bệnh mà thực chất là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Các nguyên nhân phổ biến gây bệnh

Đĩa đệm được cấu tạo bằng lớp vòng xơ và nhân nhày ở giữa, theo thời gian các vòng xơ bị tổn thương và lớp nhân nhày ít dần. Thế nhưng mô đĩa đệm rất khó phục hồi do máu nuôi ít, làm cho đĩa đệm thoát ra, gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm và đau lưng.

Làm thế nào để phát hiện kịp thời chứng thoái hoá đĩa đệm cột sống?

Nhiều người bị thoái hóa đĩa đệm cột sống nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào; mặt khác, nhiều người lại trải qua những cơn đau vô cùng dữ dội và mất đi khả năng thực hiện hoạt động hằng ngày.

Thông thường, cơn đau bắt đầu ở vùng thắt lưng và có thể lan xuống mông và một hoặc cả hai chân. Ngoài ra, tê bì hoặc ngứa ran ở chân và bàn chân có thể xuất hiện; có khi cơ bắp ở chân cũng đồng thời yếu, mất sức hay bàn chân rủ (mất khả năng đưa cổ chân và các ngón chân về phía trước).

Những cơn đau khó chịu dai dẳng và thỉnh thoảng trở nên dữ dội. Thông thường cơn đau kéo dài từ vài ngày đến một vài tháng.

Các phương pháp điều trị

- Vật lý trị liệu: Được coi là phương pháp đầu tiên. Nằm nghỉ, thư giãn có thể làm giảm đau. Những trường hợp không giảm phải cần đến vật lý trị liệu. Các bài tập cùng với các phương pháp trị liệu bằng nhiệt, hoặc kéo dãn… thường làm giảm đau. Những trường hợp khác có thể dùng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm, giãn cơ hỗ trợ.

- Dùng laser: Dùng laser đốt đi một phần nhân nhầy (giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da - PLDD) là một phương pháp hiện nay không còn được ưa chuộng do khả năng tái phát cao.

- Phẫu thuật: Mổ có thể giải quyết được đau. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của cuộc mổ và các biến chứng của nó nên ít khi các bác sĩ đủ dũng khí để giải quyết vấn đề này bằng mổ.

Hiện nay, trên thế giới rộ lên phong trào thay đĩa đệm thắt lưng cho các trường hợp thoái hóa đĩa đệm. Tuy nhiên, rất nhiều các bác sĩ phản đối phương pháp này do kết quả mà nó mang lại không cao.

Đặc biệt, nếu sau mổ thay đĩa đệm cột sống thắt lưng mà người bệnh bị viêm hoặc thoái hóa hư khớp cột sống dẫn đến mất vững cột sống, một trạng thái rất thường gặp ở cột sống thắt lưng, khi đó mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng phức tạp, đôi khi sánh ngang với một thảm họa cho người bệnh.

Đối với các trường hợp đau thắt lưng có nguồn gốc đĩa đệm, đặc biệt là việc tăng áp lực nội đĩa đệm, hoặc các trường hợp thoát vị đĩa đệm dạng lan tỏa chưa xé rách dây chằng dọc sau vùng thắt lưng, nội soi cột sống là phương pháp có thể giúp giải quyết vấn đề mà ít mang lại sự phiền phức cho người bệnh sau mổ.

Điều trị thoái hóa đĩa đệm bằng tế bào gốc

Ngày nay, nhiều nhà khoa học đã phát hiện thấy nhiều chất tiền viêm (cytokine) trong mô đĩa đệm thoái hóa, cho thấy đây là một quá trình viêm mạn tính dẫn đến phá hủy cấu trúc mô học của đĩa đệm.

Muốn phục hồi điều kiện cần là tăng cường cung cấp máu, kháng viêm và kích thích quá trình hồi phục.

Tế bào gốc, có khả năng tiết ra nhiều chất tăng trưởng, giúp kích thích hình thành mạch máu mới tại các vùng thiếu máu, và kích thích các mô tại chỗ phát triển. Hơn nữa tế bào gốc còn giúp điều hòa quá trình viêm tại chỗ, tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi.

Tại Mỹ, phương pháp điều trị thoái hóa đĩa đệm bằng tế bào gốc mang lại nhiều kết quả tốt cho bệnh nhân./.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Những chai nước miễn phí làm mát lòng người giữa nắng hè

Giữa những ngày hè nắng như đổ lửa, hình ảnh đội ngũ Long Châu đứng phát từng chai nước mát cho người đi đường đã trở thành điểm sáng tưới mát lòng người giữa phố phường oi ả.

Những chai nước miễn phí làm mát lòng người giữa nắng hè

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Quảng cáo yến sào chứa 35% là tổ yến với mức giá chỉ hơn 13.000 đồng/hũ, TikToker Quyền Leo Daily thu được hàng loạt đơn hàng qua các phiên livestream trên TikTok. Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng đặt nghi vấn về chất lượng thật sự của sản phẩm này.

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Mùa tắm biển, cẩn trọng với sứa lửa

Bị sứa lửa đốt khi tắm biển ngày hè, nếu không được xử lý, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Mùa tắm biển, cẩn trọng với sứa lửa

Quang Hùng MasterD làm gương mặt đại diện cho chiến dịch của Long Châu

Tiếp tục hành trình đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, Tiêm chủng Long Châu hợp tác cùng ca sĩ Quang Hùng MasterD trong chiến dịch “Vì một thế hệ trẻ không ung thư do HPV”.

Quang Hùng MasterD làm gương mặt đại diện cho chiến dịch của Long Châu

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar