09/10/2018 10:07 GMT+7

Điệp viên - sinh nghề tử nghiệp - kỳ 2: Cuộc tiếp xúc trong đêm

YÊN BA
YÊN BA

TTO - Moscow, đêm 12-8-1960. Cơn mưa nhỏ làm cho những viên đá lát trên quảng trường Đỏ và những bức tường đá cẩm thạch ở lăng Lenin lấp lánh trong ánh đèn khuya.

Điệp viên - sinh nghề tử nghiệp - kỳ 2: Cuộc tiếp xúc trong đêm - Ảnh 1.

Máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn rơi trong vụ khủng hoảng tên lửa

Đừng mở thư và cũng đừng giữ nó qua đêm ở khách sạn chỗ các anh. Hãy mang nó tới ngay Sứ quán Mỹ

(Người đàn ông yêu cầu)

Lúc gần 11 giờ đêm, hai khách du lịch Mỹ trẻ tuổi đi ngang qua khu vực nhà thờ Thánh Basil có cái mái hình củ hành to tướng. Eldon Ray Cox và Henry Lee Cobb đang trở về khách sạn sau khi xem một buổi biểu diễn ở Nhà hát Bolshoi. 

Họ hướng về phía cầu Moskvoretsky bắc qua sông Moscow. Khi hai người đi tới gần cây cầu, một công dân Xô viết lại gần, kéo tay áo Cobb và hỏi xin lửa châm thuốc. Anh ta dùng tiếng Anh hỏi họ có phải là người Mỹ và lần đầu tiên tới Liên bang Xô viết hay không. Hai người trẻ tuổi đáp "đúng rồi".

Người đàn ông có vẻ bị kích động. Anh ta nhìn quanh xem có ai theo dõi mình không. Khoảng 40 tuổi, vóc dáng tầm thước, cao chừng 1,6m. Anh ta mặc cái áo khoác bên ngoài sơmi, đeo cà vạt và có vẻ là một người đứng đắn. Trong lúc cả ba người cùng rảo bước qua cầu, người đàn ông nói vẻ năn nỉ:

- Xin các anh hãy giúp tôi. Mấy hôm trước tôi đã đi cùng các anh trên chuyến tàu đêm từ Kiev. Các anh thuộc một nhóm sinh viên mà tôi đi cùng. Ở đó có một đặc vụ theo dõi các anh nên tôi không thể tiếp cận được.

Cox và Cobb tiếp tục đi trong khi người đàn ông tỏ vẻ căng thẳng và thấp thỏm quan sát xung quanh. Khi biết chắc rằng chỉ có ba người, người đàn ông tiếp tục:

- Tôi đã từng có thời làm việc ở Sứ quán Liên Xô tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi có một người bạn rất thân ở Sứ quán Mỹ tại đó.

Người đàn ông tự giới thiệu anh ta từng là một sĩ quan pháo binh.

- Anh là đảng viên cộng sản chứ? - một trong hai anh chàng du lịch người Mỹ hỏi.

- Tôi là đảng viên - người đàn ông đáp. Tiếng Anh của anh ta có vẻ cũng tàm tạm.

Những công dân Nga đôi khi cũng tiếp cận với khách du lịch nước ngoài để thực hành tiếng Anh, nhưng không phải vào lúc 11 giờ trong một đêm mưa thế này. 

Thoạt đầu, Cox cảm thấy hơi lo lắng nhưng dần dần thấy thu hút bởi người đàn ông và bộ dạng của anh ta. 

Trong đầu Cox đã lóe lên ý nghĩ rằng đây là một cái bẫy của KGB. Rất có thể là một trò khiêu khích để hăm dọa hoặc tống tiền. Khi người đàn ông tiếp tục nói thì Cox càng cảm thấy tin hơn vào sự thành thực của anh ta. Cox có thể thấy rõ vẻ tuyệt vọng nơi anh ta.

- Tôi không thể tự mình tới Sứ quán Mỹ được - người đàn ông nói.

Khi một người khác đi ngang qua họ trên cầu, người đàn ông chuyển sang nói chuyện về thời tiết, hỏi hai người Mỹ cảm tưởng về Liên bang Xô viết. Rồi khi người kia đã đi xa và chỉ còn lại ba người trên đường, người đàn ông nói tiếp:

- Tôi đã cố gắng tiếp xúc với nhiều người Mỹ khác nhưng không được vì rất ít người biết nói tiếng Nga. Tôi nhận thấy các anh là những người Mỹ thông minh. Tôi có một số thông tin muốn chuyển trực tiếp cho Sứ quán Mỹ.

Người đàn ông nói với hai vị khách du lịch Mỹ rằng anh ta muốn chuyển thông tin chỉ cho Edward Freers, phó đại diện ngoại giao của Mỹ hoặc tùy viên quốc phòng.

- Đừng mở thư và cũng đừng giữ nó qua đêm ở khách sạn chỗ các anh. Hãy mang nó tới ngay Sứ quán Mỹ - người đàn ông yêu cầu - Chính phủ các anh sẽ rất vui mừng khi có được những thông tin đó.

Điệp viên - sinh nghề tử nghiệp - kỳ 2: Cuộc tiếp xúc trong đêm - Ảnh 3.

Người dân Mỹ yêu cầu Mỹ không gây chiến với Cuba trong thời gian xảy ra vụ khủng hoảng tên lửa

Người đàn ông ấn một chiếc phong bì vào tay Cox rồi nhắc lại tầm quan trọng của việc đưa trực tiếp hai bức thư trong phong bì tới Sứ quán Mỹ. Anh ta từ chối nói tên mình nhưng cuộc nói chuyện giữa ba người vẫn tiếp tục.

Trong khi đi trên con đường ven sông Moscow, người đàn ông nói với hai vị khách du lịch Mỹ rằng anh ta có những thông tin mật về vụ bắn rơi chiếc máy bay U-2 của Mỹ do phi công Francis Gary Powers lái trên vùng trời Sverdlovsk ba tháng rưỡi trước đó, vào ngày 1-5-1960. 

F.Powers bị bắt sống và vụ việc vẫn đang nóng hổi bởi vì sau bốn ngày nữa, viên phi công gián điệp sẽ bị đưa ra tòa vào ngày 16-8-1960.

Không một ai ở Mỹ biết chính xác điều gì đã thực sự diễn ra, chiếc U-2 bị bắn rơi như thế nào và vì sao F.Powers vẫn còn sống. Không có bất cứ một quan chức Mỹ nào được gặp và hỏi chuyện F.Powers.

Tuyên bố chính thức của phía Xô viết cho thấy chiếc U-2 đã bị bắn rơi chỉ bằng một quả tên lửa đất đối không duy nhất gây nên nhiều ngờ vực bởi vào thời điểm ấy, loại máy bay U-2 có trần bay cao hơn tầm với của mọi loại tên lửa phòng không Xô viết.

Những gì người đàn ông nói với hai vị khách du lịch Mỹ đã làm sáng tỏ những thắc mắc này. Theo người đàn ông này thì tổng cộng đã có tất cả 14 quả tên lửa SAM-2 đất đối không bắn về phía chiếc U-2 của F.Powers (trên thực tế thì con số này chưa hẳn đã chính xác; theo số liệu sau này thì có tổng cộng ba quả bắn lên trong loạt đầu tiên và ba quả bắn trong loạt thứ hai đã trúng vào một chiếc MIG của phía Xô viết). 

Không có một quả tên lửa nào thực sự bắn trúng chiếc máy bay, thế nhưng một quả đã nổ gần chiếc U-2 và làm viên phi công mất quyền kiểm soát máy bay. 

Trong khi chiếc U-2 rơi xuống, F.Powers bung dù nhưng bất tỉnh khi chạm đất. Khi ấy, một chiếc MIG-19 của Liên Xô bám theo chiếc U-2 ở tầm thấp cũng đã bị một trong những quả tên lửa đó bắn trúng và viên phi công trẻ thiệt mạng.

Người đàn ông cũng nói thêm về vụ chiếc máy bay do thám RB-47 của Mỹ bị phía Liên Xô bắn rơi trên vùng biển Barents sau đó, ngày 1-7-1960. Nó đã bị trúng tên lửa của một chiếc MIG-19 khi đang bay trên vùng biển quốc tế phía trên biển Barents, chứ không phải trên lãnh thổ Liên Xô như Moscow thông báo.

Cox cảm thấy hồi hộp khi nghe người đàn ông nói chuyện. Anh ta đã từng gặp rất nhiều người ở những vùng đất từng đi du lịch qua, Nhật Bản, Philippines, Mexico, nhưng chưa gặp một ai gây ấn tượng mạnh như người đàn ông này. Cox cảm thấy như mình vừa gặp lại một người bạn cũ.

Cox quyết định tới thẳng Sứ quán Mỹ. Khi anh ta bắt được một chiếc taxi thì người đàn ông lạ đã biến mất. Taxi đưa Cox tới Sứ quán Mỹ trên phố Tchaikovsky. 

Cox trình giấy tờ cho người lính Liên Xô gác cửa và sau khi kiểm tra, người này vẫy tay cho phép Cox đi vào trong. Lúc ấy đã là quá nửa đêm ngày 12-8-1960.

_______________________

Kỳ tới: Bức thư bội phản

YÊN BA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar