08/11/2022 09:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Diễn đàn 'Nỗi lòng nhà giáo': Trăn trở của người thầy

Giáo viên VŨ NAM THÁI
Giáo viên VŨ NAM THÁI

TTO - Tháng 11 hằng năm là dịp nhiều nơi tổ chức các hoạt động tri ân thầy cô giáo. Đây cũng là dịp lắng nghe những tâm sự, nỗi lòng của nhà giáo để có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc dạy và học.

Diễn đàn Nỗi lòng nhà giáo: Trăn trở của người thầy - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TP.HCM) trang trí lớp học với những con hạc giấy, trái tim, ngôi sao, tranh vẽ... chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay - Ảnh: THU HƯƠNG

Đâu là câu chuyện nhà giáo mong muốn chia sẻ? Những vấn đề khó khăn nhà giáo đang phải đối mặt? Những chính sách nhà giáo mong muốn thay đổi là gì? Những mong ước của nhà giáo để dạy và học tốt hơn? Báo Tuổi Trẻ mở diễn đàn "Nỗi lòng nhà giáo" để lắng nghe "tiếng lòng" của thầy cô. Bài viết gửi về [email protected].

Số đầu tiên xin giới thiệu "nỗi lòng" của hai giáo viên tại TP.HCM:

Giáo dục là một trong những nền tảng quan trọng nhất để định hình và phát triển một quốc gia, dân tộc. Chính bởi vị thế và vai trò đặc biệt ấy, giáo dục luôn đứng trước những kỳ vọng của toàn xã hội. Nhưng, với tuổi đời và tuổi nghề của mình, một trong những câu hỏi mà cho đến nay tôi vẫn băn khoăn, trăn trở đó chính là: Đâu mới thực sự là đích đến của kỳ vọng?

Niềm vui và sự áp lực

Bên cạnh niềm vui khi được đứng trên bục giảng, truyền tải tri thức và phần nào giúp học sinh hoàn thiện nhân cách, nghề giáo chúng tôi đứng trước vô số những bất an, áp lực. Những bất an, áp lực ấy có thể hữu hình hay vô hình, nhưng chắc không chỉ tôi mà rất nhiều đồng nghiệp khác đều đồng ý rằng: Đã có những giây phút, chúng tôi thực sự chùn bước và nghĩ đến chuyện từ bỏ. Nhưng rồi, bằng một lý do nào đó, chúng tôi đã vượt qua để bước tiếp trên cuộc hành trình khó khăn và thách thức mà chúng tôi đã chọn. Vậy lý do đó thực sự là gì?

Đó là giây phút nhìn thấy những ánh mắt rạng ngời, tươi cười của học sinh khi đến lớp; đó là khoảnh khắc trên đường đến trường vô tình chứng kiến học sinh của mình ăn vội trên xe để kịp giờ học; đó là cảnh từng phụ huynh chờ con trước cổng trường trong cơn mưa nặng hạt chiều tối; đó là những hỏi han, quan tâm của đồng nghiệp mỗi lúc gặp nhau...

Nhiêu đó thôi cũng đủ quên đi phần nào những mệt mỏi, cơ cực và áp lực của nghề giáo. Dù biết rằng ở bất kỳ ngành nghề nào, mệt mỏi, cơ cực và áp lực là điều không thể tránh khỏi, buộc chấp nhận và tìm cách giải quyết.

Diễn đàn Nỗi lòng nhà giáo: Trăn trở của người thầy - Ảnh 2.

Giáo viên VŨ NAM THÁI

Hãy để những kỳ vọng mà xã hội đặt ra cho giáo dục được hiện hữu ở mỗi trường học, lớp học. Hãy tạo nên những giờ học - nơi mà giáo viên hạnh phúc với những điều mà mình trao truyền, học sinh say mê với những thứ nhận được. Học sinh không lo sợ và mệt mỏi khi đến lớp, còn giáo viên không bị phân tâm và chịu những tác động, ảnh hưởng trước những vấn đề ngoài bài giảng.

Giáo viên VŨ NAM THÁI

Ý nghĩa và sứ mệnh của nghề nghiệp

Những câu chuyện giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong những ngày đặc biệt của tháng 11 này, bên cạnh những câu chuyện ý nghĩa về tình thầy trò, tinh thần và đạo lý tôn sư trọng đạo, thật buồn và trăn trở vì vẫn còn không ít những vấn đề tiêu cực tồn tại liên quan đến giáo dục. Thật khó để diễn tả trọn vẹn cảm xúc của bản thân trong bối cảnh này, mặc dù biết tất cả mọi điều xảy đến trong đời sống đều không thể tuyệt đối.

Có những khoảnh khắc tôi nhận thức rõ sự mong manh giữa sự tôn vinh, trân trọng và dè bỉu, đùa cợt trong nghề giáo. Một hành động, một lời nói hay đơn giản là một ý nghĩ, thái độ chưa thực sự tinh tế và nhạy bén cũng đủ để hình ảnh của nghề giáo xấu đi trong mắt học sinh, phụ huynh và xã hội.

Song hành với những hân hoan và háo hức với nghề, nhà giáo chúng tôi không thể không nghĩ về những kỳ vọng được giao phó. Dù biết rằng những kỳ vọng ấy đều xuất phát từ những mục đích và mong ước về một nền giáo dục phát triển, tiến bộ.

"Thầy có đang thực sự ổn không?" - đó là câu hỏi học sinh đôi lúc dành cho tôi và tôi đã thực sự bất ngờ mỗi lần nhận được câu hỏi ấy. Học sinh trưởng thành, nhạy cảm hơn chúng ta nghĩ. Điều đó cho thấy không chỉ bản thân tôi mà cả những người do tôi trực tiếp hoặc gián tiếp giảng dạy cũng nhận thấy những vấn đề mà một người trong nghề như tôi gặp phải.

Có lẽ sự kỳ vọng của toàn xã hội đã vô tình tạo nên những thách thức cho chính những người đang ngày đêm phục vụ cho ngành giáo dục. Cũng từ chính sự kỳ vọng ấy, tôi nhận thức được ý nghĩa và sứ mệnh của nghề nghiệp, rằng bản thân phải cố gắng từng ngày để mang lại những giá trị tích cực nhất đối với học sinh.

Hơn lúc nào hết, nhà giáo cần sự thấu hiểu và sẻ chia của toàn xã hội. Hơn lúc nào hết, nghề giáo cần được đón nhận với sự cởi mở và khoan dung hơn. Tất nhiên chúng tôi sẽ không bao giờ coi sự thấu hiểu, sẻ chia, cởi mở, khoan dung đó là bàn đạp cho những mong muốn, đòi hỏi bất khả, cho sự dễ dãi, cẩu thả khi thực hiện trọng trách và vai trò của mình.

"Nghề giáo chọn tôi và tôi yêu nghề giáo"

co Kim cuong - 8-11 1(Read-Only)

Cô Lê Nữ Kim Cương và học trò của mình - Ảnh: NVCC

Tôi luôn tâm niệm không có nghề nào sang nghề nào hèn, chỉ có những người đam mê và làm đúng với sứ mệnh nghề nghiệp thì sẽ được xã hội tôn trọng, vinh danh. Nghề giáo cũng có nhiều khó khăn và thử thách, đòi hỏi tôi phải có đủ bản lĩnh để vượt qua. Tôi luôn luôn ghi nhớ nằm lòng ba điều khi chọn nghề giáo.

Một là, giáo viên có trọng trách giáo dục kiến thức và đạo đức cho học sinh. Mỗi ngày lên lớp, tôi mang đến những tri thức mới, bổ ích và cần thiết cho học sinh, tạo nền tảng vững chắc trước khi các em bước vào đời.

Vì thế, tôi chính là chiếc cầu nối giữa tri thức nhân loại và thế hệ tài năng tương lai của đất nước. Tôi không chỉ đơn giản là truyền đạt lại kiến thức trong sách, mà còn là người biến những kiến thức ấy trở nên dễ hiểu nhất có thể, khơi gợi niềm hứng khởi học tập của học sinh. Điều này đòi hỏi tôi phải thực sự nỗ lực để trở thành một giáo viên giỏi chuyên môn, giỏi kỹ năng sư phạm để giúp việc tiếp thu kiến thức của học sinh tốt hơn, dễ dàng hơn.

Hai là, giáo viên chính là "chất xúc tác" mạnh mẽ ảnh hưởng đến tư tưởng, nhân phẩm của học sinh. Đâu chỉ dạy một tác phẩm văn học, dạy một phương trình toán học hay một bài thể dục. Tôi làm nhiệm vụ của một người đi trước, định hướng tư tưởng và giáo dục nhân phẩm để các em trở thành một công dân tốt, một con người tốt trong xã hội. Dù là học sinh tiểu học, học sinh trung học hay một sinh viên, các em cũng đều trong quá trình lớn lên, cần hoàn thiện mình. Và chính những giá trị tốt đẹp tiếp nhận từ giáo viên sẽ phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng, nhân cách của các em để thành một con người tử tế.

Ba là, sự yêu thích và niềm đam mê với bục giảng và những tiết học. Mặc dù là một người hướng ngoại, ham thích được dịch chuyển, nhưng tôi nhận ra rằng đam mê lớn nhất cuộc đời mình là dạy học. Có lẽ đó chính là điều khiến tôi tâm đắc câu nói "nghề chọn người, chứ người không hẳn chọn được nghề". Tôi chọn làm thầy không phải vì mong nhận được lời chúc tụng vào ngày 20-11. Cũng không chọn làm thầy chỉ để xã hội kính trọng bản thân mình. Tôi chọn nghề vì tình yêu và khát khao cống hiến cho đời, khát khao giúp một thế hệ học trò trở nên giỏi hơn, ngoan hơn.

Tôi rất thích sự tương tác với học sinh của mình dù là trực tiếp với bảng đen, phấn trắng hay gián tiếp qua màn hình máy vi tính bằng những bài giảng điện tử. Sau dịch COVID-19 giáo dục thay đổi nhiều, tôi cũng trưởng thành hơn trong ứng xử với học sinh của mình. Ngày Nhà giáo 20-11 lại về gần, trong tôi là những cảm xúc chộn rộn khó tả. Ngẫm về thời cuộc, về nghề nghiệp, về tương lai và về tất cả những vui buồn mà mình từng trải để mỉm cười vì "nghề giáo đã chọn tôi và tôi yêu nghề giáo".

Giáo viên LÊ NỮ KIM CƯƠNG

Chuyển đổi số giáo dục: Giáo viên và học sinh phải ở vị trí trung tâm

TTO - Sáng 28-10, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tổ chức Hội thảo quốc tế "Chuyển đổi số giáo dục - Từ cốt lõi đến toàn diện". Hội thảo được tổ chức trực tiếp và cả trực tuyến, với sự tham dự của tất cả lãnh đạo các cấp học, bậc học trên địa bàn.

Giáo viên VŨ NAM THÁI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar