30/12/2021 09:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Diễn đàn Môi trường nơi tôi sống: Phát triển kinh tế song hành bảo vệ môi trường

LÊ PHAN thực hiện
LÊ PHAN thực hiện

TTO - Song song với sự phát triển kinh tế thì đảm bảo môi trường là việc phải làm. Khi có các dự án, chương trình thì TP phải triển khai ngay và luôn, vì càng để lâu càng phát sinh những hệ lụy, kinh phí khi thực hiện sẽ tăng...

Diễn đàn Môi trường nơi tôi sống: Phát triển kinh tế song hành bảo vệ môi trường - Ảnh 1.

Tiến sĩ Phạm Viết Thuận, viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM

Tiến sĩ Phạm Viết Thuận, viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM, đưa ra nhận định như trên về tình hình thực hiện các dự án môi trường tại TP. Năm 2022, TP phải tập trung xử lý nhanh ở nhiều lĩnh vực.

* Nhiều dự án lớn về cải tạo kênh rạch, chống ngập vừa được HĐND TP thông qua, trong đó có hai dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm - Văn Thánh và kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, ông có thể phân tích các điểm cần lưu ý về hai dự án này nói riêng và việc cải tạo kênh rạch tại TP.HCM nói chung?

- Có thể chia các dự án cải tạo kênh rạch tại TP làm 2 phần: dưới nước và trên bờ. Trước khi thực hiện cải tạo phải có báo cáo đánh giá tổng thể chứ báo cáo giám sát không thì chưa đủ.

Đối với vấn đề dưới nước tại rạch Xuyên Tâm - Văn Thánh thì phải chú ý vì ô nhiễm tại đây nhiều kim loại nặng nhưng công nghệ xử lý lại là bể lắng vi sinh. Do đó, việc xử lý phải nghiên cứu lại công nghệ xử lý, cải tạo xong phải gắn với mục tiêu bền vững chứ không để tái ô nhiễm. Dự án đã dùng dằng kéo dài nhiều năm nay và càng kéo dài càng tốn kinh phí.

Kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có cao trình không xuôi về một phía. Dòng chảy của nó một hướng về Bình Tân, hướng còn lại đổ về Gò Vấp. Cần xác định rõ vấn đề này để đầu tư các công trình xử lý liên quan dọc theo chiều dài của con kênh.

Còn về trên bờ, việc làm đường dọc kênh, phía dưới làm cống hộp giúp cải thiện vấn đề giao thông và tăng mỹ quan đô thị, nâng cao đời sống người dân. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tân Hóa - Lò Gốm là những ví dụ thực tế rõ ràng về việc này. Tuy nhiên, cần có sự linh động thay đổi kế hoạch để triển khai tùy vào tình hình thực tế. Việc triển khai dự án cũng phải gấp rút, đồng bộ; tránh việc lấy mặt bằng xong rồi để đó sẽ xuất hiện các bãi rác, bãi xà bần.

Còn đối với hàng loạt hệ thống kênh rạch khác thì 2 năm qua TP đã có sự phân cấp chống ngập và cải tạo kênh rạch rất thành công. Thời gian tới TP cần có thêm nhiều đề án nạo vét các kênh rạch đã lấp, khi khôi phục thì làm cống chìm, cống hộp để mặt bằng bên trên vẫn sử dụng được.

Trước đây tỉ lệ kênh rạch chiếm khoảng 12% diện tích tổng thể TP, nhưng nay chỉ có 3-4% là rất đáng ngại. Đặc biệt chú ý tại nhiều quận huyện ngoại thành thì vấn đề san lấp kênh rạch vẫn còn nhiều, TP phải quản lý chặt việc này.

* Vấn đề thu gom và xử lý rác thải cần chú ý điều gì trong thời gian tới, giải pháp nào để đảm bảo việc thu gom và xử lý rác thải đạt hiệu quả?

- Đối với hệ thống thu gom rác, trong những năm qua có tiến triển, tuy nhiên hiện vẫn chưa quản lý được lực lượng thu gom rác dân lập. Đặc thù TP là nhà dân, cơ sở sản xuất xen cài do đó rác cứ lẫn lộn dẫn tới việc thu gom, phân loại rác gặp khó khăn.

TP đã phân cấp về quận huyện thì giờ nên phân cấp về phường xã, phải quản lý được các đường dây rác dân lập. Phường xã ký hợp đồng nguyên tắc với họ về phạm vi thu gom, loại rác thu gom để khi phát sinh những loại rác không thu gom được họ sẽ báo về, tránh việc thu gom lẫn lộn gây khó khăn cho phân loại, xử lý.

Công tác xử lý thì phải nâng vai trò quản lý nhà nước. TP tư nhân hóa một số bãi rác nên khi muốn thay đổi cách xử lý thì rất khó. Giai đoạn tới TP phải nâng tầm hơn vai trò các công ty công ích chứ không khoán trắng cho tư nhân trong việc xử lý rác. Các đơn vị công ích thì TP có thể điều phối được, còn tư nhân thì khó.

Đối với hạ tầng xử lý rác, TP.HCM có cơ chế đặc thù do đó có thể điều chỉnh phát sinh theo tình hình TP. Những công trình tạm ngoài quy hoạch có thể tháo dỡ khi không cần nữa hoặc chuyển tới những chỗ khác để tránh lãng phí.

* Vậy còn trong lĩnh vực quan trắc môi trường nói chung và quan trắc không khí nói riêng, ông góp ý gì khi TP.HCM - một TP lớn nhất nước mà việc quan trắc không khí vẫn làm thủ công?

- Theo tôi, TP phải quyết liệt trong công tác đầu tư hệ thống quan trắc tự động, chú ý các điểm như trường học, bệnh viện, khu ĐHQG, khu dân cư. Không thể dựa vào việc đấu thầu thuê đơn vị ngoài làm, đây là vấn đề sống còn đối với người dân. Khi có sự cố môi trường mà không có hệ thống quan trắc tự động sẽ khó xử lý kịp thời.

Những sự cố môi trường không dễ xảy ra nhưng khi xảy ra sẽ diễn biến rất nhanh và không kịp trở tay. Người dân nghe đầu tư hệ thống quan trắc tự động nhưng nhiều năm nay chưa hoàn thành. Các thiết bị quan trắc giờ không đắt, nặng ở chỗ đầu tư hệ thống phân tích dữ liệu, đấu nối. Nhưng TP.HCM phải đầu tư gấp chứ một đô thị lớn mà quan trắc còn chưa chủ động được thì rất khó. Nếu TP quá tải có thể giao về cho các quận huyện làm, TP chỉ cần đấu nối dữ liệu về trung tâm xử lý, từ đó có những thông tin cho người dân được biết.

Quản lý thu tiền rác bằng phần mềm

rac

Công nhân vệ sinh vớt rác trên rạch Xuyên Tâm, quận B.nh Thạnh, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đó là giải pháp công nghệ mà quận Gò Vấp đang nghiên cứu, áp dụng từ năm 2022. Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Phòng tài nguyên và môi trường quận cho biết quận đưa ra giải pháp áp dụng mô hình quản lý thu tiền rác thải đơn vị thu gom, hợp đồng thu gom, chủ nguồn thải... và quản lý rác thải trên phần mềm có tên GRAC.

Thời gian trước, các đơn vị thu gom rác (Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận, hợp tác xã hoặc công ty doanh nghiệp tư nhân) quản lý số liệu danh sách các hộ dân chủ yếu trên sổ sách giấy tờ, thậm chí bằng hình thức ghi nhớ. UBND phường quản lý và báo cáo về quận trên file Exel. Hình thức thu tiền rác là tới tận chủ nguồn thải (hộ gia đình và ngoài hộ gia đình) để thu tiền.

Thông qua phần mềm GRAC giúp quản lý đơn vị thu gom rác, quản lý chủ nguồn thải qua số nhà, số điện thoại, số tiền rác chủ nguồn thải đóng hằng tháng, quản lý việc thu tiền rác của đơn vị thu gom và kiểm tra được việc thông tin phản ảnh từ người dân về chất lượng vệ sinh... Phần mềm còn giúp kết nối chính quyền với đơn vị thu gom, UBND quận, phường quản lý được việc thu gom rác và thu tiền rác của các đơn vị thu gom, tránh loạn giá thu gom rác. Dữ liệu được quản lý vận hành trên đám mây điện tử nên hạn chế tiếp xúc giấy tờ, báo cáo trao đổi trực tiếp.

Người dân, đơn vị thu gom và cơ quan quản lý nhà nước (UBND quận, phường...) truy cập nhanh chóng và đơn giản qua website hoặc trên ứng dụng điện thoại di động. Mỗi khách hàng sẽ có mã định danh riêng biệt. Việc áp dụng mô hình quản lý và thu tiền rác góp phần mang lại hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thu gom rác trên địa bàn quận, đặc biệt trong công tác thu phí, thuế, thu nộp về ngân sách nhà nước.

Diễn đàn Môi trường nơi tôi sống: Lan tỏa thông điệp sống xanh

TTO - Nhìn cảnh người dân dùng bao nilông một cách vô tội vạ, không phân loại rác thải đầu nguồn, một nhân viên phòng thẩm định đánh giá tác động Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM đã kiên trì truyền thông điệp sống xanh hàng chục năm qua.

LÊ PHAN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một bữa ăn bán trú phải đóng thuế 2 lần?

Nhiều trường công lập ở Quảng Bình phản ứng vì bị tính thuế giá trị gia tăng đến 2 lần cho mỗi bữa ăn bán trú của học sinh. Cơ quan thế cũng đã lên tiếng.

Một bữa ăn bán trú phải đóng thuế 2 lần?

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Chuẩn bị mở nút giao Cộng Hòa - C12, xe vào nhà ga T3 đỡ vòng vèo

TP.HCM đang tính toán tổ chức thêm luồng giao thông kết nối trực tiếp vào nhà ga T3, giải quyết kẹt xe khu vực Cộng Hòa - Trường Chinh.

Chuẩn bị mở nút giao Cộng Hòa - C12, xe vào nhà ga T3 đỡ vòng vèo

Yêu cầu xã báo cáo hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời gây hư hỏng, lãng phí

UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo phòng ban và UBND xã Lộc Yên kiểm tra, làm rõ hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời nhiều tháng qua đã hư hỏng, gây lãng phí tài sản.

Yêu cầu xã báo cáo hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời gây hư hỏng, lãng phí

24 điểm mưa là ngập ở TP Thủ Đức, người dân cần chú ý

TP.HCM bước vào mùa mưa, nhiều người dân TP Thủ Đức lại thấp thỏm nỗi lo ngập. Thống kê mới nhất từ UBND TP Thủ Đức cho thấy có đến 24 điểm ngập, nhiều khu vực người dân chỉ cần nghe “có mưa” là chuẩn bị đồ che chắn.

24 điểm mưa là ngập ở TP Thủ Đức, người dân cần chú ý

Cứ hai phút có hàng chục xe máy chạy 'lố' vào đường cấm, đoạn trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thay vì lên cầu vượt ra đường Trường Chinh, nhiều người đi xe máy chạy 'lố' vào đường 18E (lối vào nhà ga T3), sau đó chạy vào đường cấm rồi rẽ trái.

Cứ hai phút có hàng chục xe máy chạy 'lố' vào đường cấm, đoạn trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar