12/05/2023 06:49 GMT+7

Dịch xuất hiện, coi chừng lây bệnh cho trẻ qua nụ hôn

Gần đây bệnh nhi nhiễm vi rút hợp bào RSV gia tăng. Đây là vi rút dễ dàng lây lan qua hô hấp, dịch tiết nước bọt. Các chuyên gia cảnh báo, thời điểm giao mùa nguy cơ lây nhiễm vi rút RSV cao, cha mẹ, người thân tuyệt đối không thơm, hôn trẻ.

Bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ - Ảnh: BVCC

Bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ - Ảnh: BVCC

Thơm, hôn là hành động nhiều người thân muốn làm khi gặp gỡ trẻ nhỏ. Thế nhưng, những cử chỉ tưởng chừng thể hiện tình yêu thương lại là mối nguy hại cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Lây bệnh cho trẻ qua nụ hôn

Theo các chuyên gia, một số loại vi rút rất dễ lây lan qua đường miệng, thậm chí chỉ cần qua một nụ hôn. Những loại vi rút này khi xâm nhập vào trẻ sơ sinh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé.

Những ngày gần đây, một số khoa nhi bệnh viện gia tăng bệnh nhi nhiễm vi rút hợp bào RSV, một vi rút dễ dàng lây lan qua hô hấp, dịch tiết nước bọt. Bệnh thường gặp ở bệnh nhi, trẻ sơ sinh.

Các chuyên gia cảnh báo, thời điểm giao mùa nguy cơ lây nhiễm vi rút RSV tăng cao. Cha mẹ, những người thân tuyệt đối không thơm, hôn trẻ.

Các bác sĩ khuyến cáo khi nhiễm vi rút RSV trẻ thường có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi nhiều, có thể sốt nhẹ đến cao.

Một số trẻ bệnh nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non, thiếu cân... do sức đề kháng kém, bệnh dễ chuyển nặng.

Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm tai giữa), nặng hơn thì dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy hô hấp nhanh.

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng - nguyên trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai, sức đề kháng của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường kém. Trong khi đó, nụ hôn của người lớn có thể mang theo hàng triệu vi khuẩn, vi rút và trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ.

Những rủi do tiềm ẩn khi hôn trẻ

Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, khoa nhi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chỉ rõ các loại vi khuẩn và vi rút có thể lây cho trẻ qua việc hôn, dẫn đến các bệnh lý lây qua đường hô hấp như vi khuẩn lao, não mô cầu hoặc vi rút cúm, sởi, vi rút hợp bào hô hấp (RSV), quai bị,…

Hôn trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ - Ảnh minh họa

Hôn trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ - Ảnh minh họa

"Thông thường, những bệnh lý hô hấp này lây qua giọt nhỏ phát sinh khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Xét về lý thuyết, khi hôn cũng có thể lây lan bệnh", bác sĩ Tùng cho hay.

Ngoài ra, khi hôn trẻ cũng có thể gây các bệnh lây truyền qua tiếp xúc như vi rút herpes (SHV-1). Cụ thể, khi hôn, tiếp xúc các vết loét, mụn nước dạng herpes trên da, thường ở vùng da bán niêm mạc hoặc vi rút có thể xâm nhập, tồn tại âm thầm trong người. Đến khi có điều kiện thuận lợi sẽ tái hoạt động gây chốc mép, zona, thậm chí viêm não do herpes.

"Một loại vi rút cũng thuộc nhóm herpes nhưng nguy hiểm hơn đó là vi rút cytomegalo (CMV). Loại này lây lan qua dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu hoặc máu. Khi một người bị nhiễm CMV, nó sẽ ở lại trong cơ thể suốt đời.

Nhiễm CMV thường không gây bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên nếu bào thai bị nhiễm CMV có thể có những rối loạn phát triển nghiêm trọng. Ngoài ra, ở những người có sức đề kháng kém, chúng có thể gây tổn thương phổi, gan hoặc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng", bác sĩ Tùng thông tin.

Ngoài ra, một số bệnh lây truyền qua nước bọt khác như vi rút đường ruột, vi rút gây bệnh tay chân miệng, vi rút gây bại liệt, tiêu chảy, viêm gan A… Hoặc vi khuẩn gây viêm loét dạ dày H. Pylory có thể lây qua nước bọt, nên những hành vi như mớm thức ăn cho trẻ nhỏ có thể khiến vi khuẩn này lây lan.

"Mặc dù thực tế không thể chắc chắn đường lây truyền bệnh cho trẻ là qua nụ hôn. Tuy nhiên, trẻ em sinh ra với hệ miễn dịch yếu, trẻ không có đề kháng với các loại vi rút, vi khuẩn. Phải khi trẻ lớn lên sẽ dần tích lũy miễn dịch, qua tiêm chủng.

Vì vậy, để tránh những nguy cơ lây bệnh cho trẻ, nên hạn chế hôn trẻ. Bởi chúng ta không biết miệng chúng ta chứa những vi khuẩn, vi rút nào.

Bên cạnh đó, khi trở về nhà từ bên ngoài nên rửa sạch tay, khử khuẩn trước khi bế ẵm trẻ", bác sĩ Tùng khuyến cáo.

Lo dịch bệnh kép, TP.HCM ra 2 văn bản khẩn

Ngày 31-3, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ký 2 văn bản khẩn đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh Marburg và tích cực chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Sở Nội vụ TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh xương khớp - thần kinh và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng.

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar