11/01/2023 18:21 GMT+7

Lần đầu phẫu thuật bệnh hiếm gặp 'kén khí phổi' cho bệnh nhi 13 tháng

Ngày 11-1, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật cắt kén khí phổi thành công cho bệnh nhi 13 tháng tuổi. Đây là lần đầu tiên bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhi có bệnh hiếm gặp.

Lần đầu phẫu thuật bệnh hiếm gặp kén khí phổi cho bệnh nhi 13 tháng - Ảnh 1.

Bệnh nhi 13 tháng tuổi vừa được phẫu thuật cắt kén khí phổi thành công tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa - Ảnh do bệnh viện cung cấp

Theo Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, cách đây hơn 10 ngày, bệnh viện tiếp nhận bé trai 13 tháng tuổi, trú tại huyện Quảng Xương trong tình trạng ho, khò khè, thở nhanh, bú kém, sốt cao, co giật.

Bệnh nhi đã được xác định bị kén khí phổi bẩm sinh từ lúc 20 ngày tuổi tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, được tư vấn theo dõi, tái khám định kỳ. Trẻ có tiền sử bị viêm phổi tái diễn nhiều lần.

Sau khi nhập viện, bệnh nhi được thở oxy, dùng thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản. Kết quả chụp CT lồng ngực xác định có một kén khí lớn bội nhiễm (là nang tuyến bẩm sinh) chiếm gần hết thùy dưới phổi phải, có thông với phế quản gốc ở rốn phổi. 

Nguy cơ kén khí có thể vỡ gây tràn khí, suy hô hấp và đẩy trung thất.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định bệnh nhi cần được phẫu thuật sớm, hạn chế vận chuyển bệnh nhi đi xa vì nguy cơ có thể gây vỡ kén khí trên đường vận chuyển dẫn đến suy hô hấp cấp.

Sau một giờ phẫu thuật cho bệnh nhi, thùy phổi chứa kén khí đã được cắt bỏ, giúp tránh được nguy cơ tái phát kén khí. Các thùy phổi còn lại phát triển và bù trừ phần phổi đã bị cắt bỏ nên vẫn đảm bảo chức năng hô hấp bình thường cho bệnh nhi.

Sau 10 ngày được phẫu thuật, đến nay sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định. Việc cắt bỏ kén khí sớm giúp giảm nguy cơ tái diễn viêm phổi nhiều lần.

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: mặc dù kén khí phổi là bệnh hiếm gặp và nguy hiểm nhưng có thể được điều trị nếu phát hiện sớm và mang lại kết quả khả quan.

Sản phụ cần được tầm soát trước sinh để phát hiện bệnh từ trong thời kỳ bào thai. Sau sinh trẻ cần phải được theo dõi và tái khám định kỳ. 

Nếu kén khí lớn, nguy cơ gây vỡ, hoặc kén khí gây tình trạng viêm phổi tái diễn nhiều lần, trẻ cần được phẫu thuật cắt bỏ kén khí hoặc cắt bỏ thùy phổi chứa kén khí sớm.

Nội soi cắt kén khí phổi rất to

TTO - Ông T.V.H. (51 tuổi, ở huyện Thới Lai, Cần Thơ) đến bệnh viện khám trong tình trạng ho có đàm trắng đục thời gian lâu, khó thở.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar