28/04/2021 05:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dịch bệnh căng thẳng tại Ấn Độ đang kéo tụt kinh tế toàn cầu

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Không chỉ lớn về dân số hay diện tích, vai trò đáng kể của Ấn Độ trong hoạt động sản xuất, giao thương quốc tế khiến kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề khi quốc gia này lâm vào khủng hoảng COVID-19.

Dịch bệnh căng thẳng tại Ấn Độ đang kéo tụt kinh tế toàn cầu - Ảnh 1.

Một bệnh nhân COVID-19 được đưa lên xe cấp cứu tại thành phố Ahmedabad, tiểu bang Gujarat, Ấn Độ, ngày 27-4 - Ảnh: REUTERS

Phòng Thương mại Mỹ (USCC) ngày 26-4 cảnh báo tình hình dịch bệnh đáng lo ngại tại Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới - có thể kéo kinh tế toàn cầu đi xuống. Cụ thể, phó chủ tịch điều hành Myron Brilliant của USCC cho biết nguy cơ này là rất lớn vì nhiều doanh nghiệp Mỹ đang thuê hàng triệu công nhân Ấn Độ để giải quyết các công việc văn phòng của họ.

Tác động toàn cầu

"Tôi cho rằng tình hình có thể sẽ xấu đi trước khi diễn tiến tích cực hơn" - ông Brilliant nói với Hãng tin Reuters, đồng thời cho biết nhiều người đang lo ngại kinh tế Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tình hình dịch COVID-19 tại Ấn Độ.

Theo số liệu từ Phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR), tổng giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Mỹ và Ấn Độ đạt 146,1 tỉ USD trong năm 2019. Ấn Độ là đối tác giao thương hàng hóa lớn thứ 9 của Mỹ.

Vì Ấn Độ là một nền kinh tế lớn, nên không chỉ Mỹ, khủng hoảng COVID-19 tại quốc gia này được nhận định cũng sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế toàn cầu.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) từng đưa ra dự đoán GDP Ấn Độ sẽ tăng trưởng 12,5% trong năm nay. Dù vậy, "làn sóng" lây nhiễm hiện tại đang đe dọa khả năng phục hồi kinh tế của nước này vì các lệnh phong tỏa và giới nghiêm phòng dịch.

Theo trang Yahoo Finance, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến nay vẫn không muốn áp lệnh phong tỏa toàn quốc và khuyến khích các bang giữ nền kinh tế mở cửa cũng vì điều đó.

Yahoo Finance cho rằng nền kinh tế Ấn Độ còn đối mặt với nhiều khó khăn trong quý 2-2021, kéo theo triển vọng tăng trưởng toàn cầu đi xuống.

Hãng phân tích Oxford Economics đã điều chỉnh dự đoán tăng trưởng GDP của Ấn Độ từ 11,8% xuống còn 10,2% cho năm 2021. Công ty này nhận định các yếu tố như gánh nặng y tế ngày một lớn, tiến độ tiêm chủng chậm và thiếu chính sách xử lý hiệu quả từ chính quyền sẽ tạo ra áp lực lớn cho kinh tế Ấn Độ.

Ảnh hưởng trước mắt

Theo Đài Aljazeera, trong lúc giới chuyên gia tiếp tục tính toán mức thiệt hại tổng quát, giá dầu thế giới đã giảm hơn 1% trong ngày 26-4 vì khủng hoảng dịch bệnh tại Ấn Độ.

Giữ vai trò nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới, kinh tế Ấn Độ đi xuống đồng nghĩa với việc nhu cầu dầu mỏ nhìn chung có thể giảm theo.

Hãng tư vấn FGE ước tính nhu cầu xăng dầu tại Ấn Độ sẽ giảm 100.000 thùng/ngày trong tháng 4, và giảm hơn 170.000 thùng/ngày trong tháng 5. Tổng doanh số xăng dầu tại Ấn Độ trong tháng 3 là 747.000 thùng/ngày.

Tương tự, FGE cho rằng tiêu thụ dầu diesel tại Ấn Độ sẽ giảm 220.000 thùng/ngày trong tháng 4 và 400.000 thùng/ngày trong tháng 5.

Trước đó, thị trường Ấn Độ tiêu thụ trung bình 1,75 triệu thùng dầu diesel mỗi ngày và đây là mặt hàng chiếm khoảng 40% tổng doanh số bán nhiên liệu ở Ấn Độ.

Bên cạnh đó, vai trò đáng kể của Ấn Độ đối với nguồn cung vắcxin toàn cầu cũng đang trở thành vấn đề lớn.

Viện Serum Ấn Độ hiện là nhà sản xuất vắcxin lớn nhất thế giới, nhà cung cấp lớn nhất cho chương trình chia sẻ vắcxin COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và là đối tác sản xuất vắcxin COVID-19 cho Hãng dược AstraZeneca.

Ngoài COVAX, Viện Serum Ấn Độ cũng có các thỏa thuận cung cấp vắcxin song phương cho một số quốc gia, trong đó có Anh.

Theo Yahoo Finance, nếu Ấn Độ tạm ngừng hoạt động xuất khẩu khoảng 2-3 tháng như truyền thông đưa tin, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến COVAX. Hệ quả là các nền kinh tế có thu nhập thấp của châu Phi - những nơi phụ thuộc vào COVAX - cũng sẽ gặp khó về nguồn vắcxin trong những ngày tới.

"Nếu không củng cố việc tiếp cận với vắcxin, nhiều người nữa sẽ ra đi" - ông John Nkengasong, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, cảnh báo.

Ấn Độ vẫn chìm trong khủng hoảng

Số ca tử vong vì COVID-19 của Ấn Độ đang nhích dần đến 200.000, với thêm 2.771 bệnh nhân qua đời trong ngày 27-4. Theo Reuters, chỉ trong vòng 24 giờ, Ấn Độ đã ghi nhận thêm 323.144 ca nhiễm, chỉ giảm hơn một chút so với kỷ lục 352.991 ca của ngày trước đó nhưng vẫn duy trì ở mức tăng hơn 300.000 ca mỗi ngày trong ngày thứ sáu liên tiếp.

WHO: Dân đổ xô vào bệnh viện khiến tình hình COVID-19 ở Ấn Độ càng tệ hơn

TTO - Trong khi Ấn Độ hoảng loạn vì thông tin về số người nhiễm bệnh và tử vong bởi COVID-19 dồn dập, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng việc người dân đổ xô không cần thiết tới bệnh viện đang khiến tình hình tồi tệ hơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Quan chức Thái Lan cho biết tình hình biên giới với Campuchia đang bắt đầu lắng dịu và hy vọng Phnom Penh sẽ rút quân khỏi biên giới, quay lại đàm phán.

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar