29/08/2012 05:12 GMT+7

Đi với người già

YẾN TRINH
YẾN TRINH

TT - Hiếm có chuyến từ thiện nào mà người tuổi U-50 trở lên chiếm đa số, thậm chí người già còn đem niềm vui cho người trẻ bằng những bài ca cổ, nhạc tiền chiến và nụ cười sang sảng.

Nhà thơ Kiên Giang (tác giả bài thơ Hoa trắng thôi cài trên áo tím) lần đầu tiên tham gia cùng CLB từ thiện Đồng Tâm (Q.Gò Vấp, TP.HCM) và Quỹ từ thiện U Ti WorldWide (Úc) đi khánh thành cầu Thạnh Hòa và cầu Kinh Mã Gai thuộc ấp Trà Ốt, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. 83 tuổi, nội việc leo lên leo xuống xe đò không cũng mệt, vậy mà khi người dân ưu tiên cho nhà thơ được rước bằng xe máy thay vì ngồi ghe đến chỗ sinh hoạt với người dân thì ông lắc đầu lập tức: “Không không, tui đi ghe à!”. Ông là người được chăm chút nhất đoàn vì “quay qua quay lại là không thấy ổng đâu” - một bà tuổi 70 nói. Điều ngộ là dù bản thân ông cũng không dư dả gì và đã qua tuổi xưa nay hiếm nhưng nghe đến chuyến từ thiện phải ngồi xe bốn, năm tiếng đồng hồ này ông lại hào hứng.

Đoàn xe bị mất phương hướng khi qua khỏi phà Cổ Chiên. Tài xế và anh chàng “thổ địa” ở Trà Vinh bắt đầu đấu khẩu chuyện đi đường này đường kia. NSƯT Ngọc Mai sau mấy bài vọng cổ trên xe lại chuyển qua vọng cổ “tự chế” để dàn hòa làm mọi người cười rộ lên. Những câu chuyện đùa tếu của bà Ba Vinh (80 tuổi, nhà ở Q.1) về hàm răng nhuộm đen từ thời con gái, của bà Như Thảo (58 tuổi, ở Q.Gò Vấp) với ngoại hình y chang người Thái do trước đây cơ quan bà ở gần chỗ người Thái ở, rồi chuyện đội bánh còng bánh cam đi bán khi khởi nghiệp đến việc trở thành nhà kinh doanh thành đạt của ông Thế Nghĩa (Q.Bình Tân)... Tất cả đều được những ông già, bà già nói với giọng có khi run run, khi sang sảng và được những người trẻ đi cùng đón nhận bằng ánh mắt ngưỡng vọng.

Những ông già, bà già đến vùng quê nghèo khó của tỉnh Trà Vinh này đã mang theo chất sống ào ào lẫn lắng đọng cho bà con quê, dù chỉ trong mấy tiếng đồng hồ. Phía bên này cầu Thạnh Hòa, khoảng sân rộng rãi của nhà một người dân được trưng dụng để chính quyền địa phương, đoàn từ thiện và người dân ở xã vừa nhận quà, vừa trò chuyện, vừa thưởng thức món ăn quen thuộc của bà con: xương trâu nấu măng. Họ cũng ngồi chồm hổm, ca vọng cổ và “xuất khẩu thành thơ” tặng cho bà con.

Ông Steve, đại diện của Quỹ U Ti WorldWide, dù không cùng ngôn ngữ nhưng nói chuyện theo bà con thì “cũng có duyên quá trời”: “Trời ở đây nóng quá nên sau này tôi sẽ mặc áo thun của Việt Nam có dòng chữ I love Việt Nam. Tôi xin hát tặng bà con những bài tình ca của đất nước tôi”. Ông vừa hát vừa nhảy cùng mấy chị phụ nữ, nhận từ họ mấy bông vạn thọ bên hè nhà và chào tạm biệt bằng cách thân thiết nhất của ông: chạm hai mái đầu với thông điệp thấu hiểu.

Chuyện vui của người già cho tới lúc lên xe đi về vẫn không ngớt. Rồi khi qua phà, không ai thấy ông Thế Nghĩa. Xe dừng lại đợi một hồi thì thấy ông lật đật chạy lên xe, không nói không rằng mở giỏ đồ lấy cái áo rồi chạy ào xuống. “Có một ông đi Sài Gòn thăm con, nhậu xỉn xỉn rồi lên phà cởi áo để quên luôn, hên là tui có đem theo cái áo cho ổng” - ông Nghĩa cười khì. Bọn trẻ hôm nay được một phen im lặng và ngẫm nghĩ về những người già...

YẾN TRINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar