06/09/2022 19:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Di sản Hồ Chí Minh đối với nhân loại vẫn tiếp tục phát huy giá trị trong thời đại hiện nay

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - 35 năm UNESCO ra nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đại biểu quốc tế tiếp tục khẳng định di sản của Người đối với nhân loại vẫn tiếp tục phát huy giá trị trong thời đại hiện nay.

Di sản Hồ Chí Minh đối với nhân loại vẫn tiếp tục phát huy giá trị trong thời đại hiện nay - Ảnh 1.

Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh tặng sách song ngữ Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay - Ảnh: T.ĐIỂU

Chiều 6-9, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm và hội thảo quốc tế Di sản Hồ Chí Minh đối với nhân loại, nhân dịp kỷ niệm 35 năm UNESCO ra nghị quyết 24C/18.65 tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dự lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh khẳng định, đối với nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhà ngoại giao lỗi lạc, là khởi nguồn cho niềm tin tất thắng của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và phồn vinh của nhân dân.

Tư tưởng của người cũng chính là nền tảng để Việt Nam bước vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Di sản Hồ Chí Minh đối với nhân loại vẫn tiếp tục phát huy giá trị trong thời đại hiện nay - Ảnh 2.

Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh và Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay thăm triển lãm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: T.ĐIỂU

Đối với nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn thân thiết, mẫu mực, thủy chung, là biểu tượng của khát vọng hòa bình, đấu tranh chống áp bức, bất công, là sứ giả của hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các dân tộc trên thế giới.

Không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc đã truyền cảm hứng cho các dân tộc bị áp bức khát khao tự do đứng lên chiến thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, Người còn là nhà văn hóa kiệt xuất, là hiện thân sinh động về việc coi trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tôn trọng sự khác biệt, đa đạng và thúc đẩy sự hiểu biết, đoàn kết…

"Người là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hiện thân của khát vọng các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình, tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau", Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh trích đọc nghị quyết của UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông khẳng định thời điểm năm 1987 Việt Nam gặp vô vàn khó khăn, việc UNESCO ra nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần lớn lao, tiếp thêm sức mạnh để cả dân tộc Việt Nam quyết tâm chung sức đồng lòng khắc phục mọi khó khăn vượt qua mọi thử thách, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Di sản Hồ Chí Minh đối với nhân loại vẫn tiếp tục phát huy giá trị trong thời đại hiện nay - Ảnh 3.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tham quan triển lãm sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: T.ĐIỂU

Tại hội thảo, các đại biểu trong nước và quốc tế cùng khẳng định di sản to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Việt Nam và nhân loại.

Ông Nguyễn Dy Niên - nguyên bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, nhân chứng lịch sử về việc xây dựng nghị quyết UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh - cho biết lúc đó ông và đoàn Việt Nam đã sang Paris với một quyết tâm rất lớn sẽ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng vẫn vô cùng lo lắng bởi lẽ thời điểm đó Việt Nam vừa thoát khỏi kinh tế bao cấp vô cùng khó khăn cả trong nước và quốc tế.

Nhưng rồi ông đã ngạc nhiên trước sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước Á, Phi, Mỹ Latin. Nhân dân các nước này rất có cảm tình với Việt Nam và đặc biệt tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm đó, nghị quyết 24C/18.65 đã được tuyệt đại đa số ủng hộ, không có phiếu trắng, phiếu trống.

"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại di sản vô cùng to lớn, sự mến mộ với nhân dân toàn thế giới… Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh là kho báu để chúng ta thể hiện sự giàu có và trí tuệ của dân tộc Việt Nam với nhân loại", ông Nguyễn Dy Niên kết luận.

Di sản Hồ Chí Minh đối với nhân loại vẫn tiếp tục phát huy giá trị trong thời đại hiện nay - Ảnh 4.

Các bạn trẻ tham quan triển lãm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: T.ĐIỂU

Đại biểu quốc tế dành nhiều ngợi ca với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ông Orlando Nicolas Hernandez Guillen - đại sứ Cộng hòa Cuba tại Việt Nam - khẳng định di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn tri thức vô tận với phong trào cách mạng của nhân dân trên toàn thế giới.

Bà Hy Tuệ - cán bộ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam - khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn xứng đáng là danh nhân văn hóa kiệt xuất.

Phó đại sứ Lào tại Việt Nam Chanthaphone Khammanychanh cho biết người dân Lào treo ảnh lãnh tụ Lào và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chỗ trang trọng nhất trong nhà.

Bà Miki Nozawa - trưởng ban giáo dục Văn phòng UNESCO tại Việt Nam - thì khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng kiệt xuất về tình yêu nước khi cống hiến toàn bộ cuộc đời của mình cho sự nghiệp cứu nước giành lại tự do độc lập cho dân tộc. Hơn thế, Người còn đóng góp đấu tranh đòi hòa bình độc lập tự chủ cho nhân dân trên toàn thế giới.

Bà khẳng định di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tương thích với những ưu tiên tầm quốc tế của UNESCO về văn hóa, giáo dục và di sản ấy tiếp tục có giá trị trong thời đại ngày nay.

Dịp này, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách song ngữ Việt - Anh có tên Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuốn sách tập hợp một khối lượng tư liệu ảnh phong phú, sinh động cùng với những luận giải làm sáng rõ chân dung người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh, như nghị quyết của UNESCO đã khẳng định. 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết lời tựa, trong đó nêu rõ: "Rất hiếm người trở thành một huyền thoại ngay từ lúc còn sống như Chủ tịch Hồ Chí Minh, và khi Bác Hồ đã ra đi, tên tuổi và sự nghiệp của Người trường tồn với non sông đất nước, sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và trong trái tim nhân loại. Người để lại một di sản tư tưởng vô cùng quý báu, mãi mãi nguyên vẹn những giá trị to lớn mang tính thời đại, một tấm gương đạo đức, phong cách, lối sống sáng ngời".

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trần Phú tại TP.HCM

TTO - Chiều 31-8, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trần Phú tại các di tích ở quận 5, TP.HCM. Ông cũng thăm và khảo sát phương án tôn tạo Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar